Chính vì vấn đề này, chúng tôi cùng với các giảng viên trong
lĩnh vực học thuật truyền thống đã tiến hành trao đổi rất nhiều,
cho đến nay vẫn chưa có được phương án giải quyết hữu hiệu, công
bằng xác đáng. Nhưng, vào mùa xuân năm 2010, Thiệu Vũ đưa ra
Luận Ngữ ứng dụng trong kinh doanh, Kinh Dịch ứng dụng trong
kinh doanh”, hai quyển này đã áp thuật lại những kiến thức quản lý
trong Luận Ngữ và Kinh Dịch, đồng thời kết hợp với việc vận hành
của doanh nghiệp, đưa ra kim chỉ nam cho hành động thiết thực. Tôi
không thể nào dự đoán được sức mạnh của hai quyển sách này tạo ra
sẽ lớn như thế nào, nhưng có một điểm có thể khẳng định là, hai
quyển sách này đã mang đến một góc nhìn mới cho lĩnh vực nghiên
cứu quản lý học thuật truyền thống.
Điều quan trọng nhất là, chúng thực sự là một cuộc thử nghiệm
đầy mạnh dạn, dễ học, dễ vận dụng về tri thức quản lý học thuật
truyền thống.
Lật mở từng trang của hai quyển sách này, các bạn nhất định sẽ
có một cảm giác nhẹ nhàng khoan khoái, bạn chưa hề nghĩ rằng
quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ
hiểu đến thế, ở đó bạn không hề thấy bất kì hơi thở nào mang
âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó
hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong quyển
sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân
mình, mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp
chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong
công việc.
Hoa Mẫn
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Giáo dục
Quần Phong, Giang Tô