Sư thuyết kệ xong nói: Pháp chẳng có hai, tự tâm cũng vậy, đạo vốn thanh
tịnh (trong sạch), cũng chẳng các tướng. Các ngươi cẩn thận, chớ nên quán
tịnh và chấp không nơi tâm, tự tâm vốn thanh tịnh, chẳng thể lấy bỏ. Mọi
người cứ tùy duyên mà đi, hãy cố gắng tu hành! Đồ chúng nghe xong đảnh
lễ lui ra.
Ngày mùng 8 tháng 7, Sư bỗng gọi môn đồ: Ta muốn về Tân Châu, hãy
mau lo ghe thuyền. Đại chúng đều năn nỉ ở lại, Sư nói: Chư Phật ra đời còn
phải thị hiện Niết Bàn, có đến thì có đi, lý thường như vậy, thể xác của ta tất
phải có chỗ về. Chúng nói: Sư từ nay đi, chừng nào trở về? Sư nói: Lá rụng
về cội, trở về chẳng nói. Lại hỏi: Chánh Pháp Nhãn Tạng truyền phó cho
ai? Sư nói: Người có đạo thì được, người vô tâm thì thông. Lại hỏi: Chưa
biết xưa nay chư Phật chư Tổ ứng hiện, truyền thọ được bao nhiêu đời? Xin
Sư cho biết. Sư nói: Cổ Phật ứng thế đã vô số lượng, chẳng thể tính được,
nay từ thất Phật bắt đầu: Quá khứ Trang Nghiêm Kiếp: Tỳ Ba Thi Phật, Thi
Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật. Hiện tại Hiền Kiếp: Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na
Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, ấy là thất Phật.
Thích Ca Văn Phật đầu ti&eci
Tâm ta tự có Phật,
Tự Phật là chơn Phật.
Nếu tự chẳng Phật tâm,
Nơi nào tìm chơn Phật?
Các ngươi tự tâm là Phật, chớ hồ nghi nữa. Vạn pháp đều từ tự tâm sanh
khởi, chẳng phải vật bên ngoài có thể kiến lập. Nên Kinh nói: Tâm sanh thì
mọi pháp sanh, tâm diệt thì mọi pháp diệt." Nay ta để lại bài kệ để làm lời
từ biệt, gọi là: TỰ TÁNH CHƠN PHẬT KỆ, người đời sau nhận được ý
của kệ này, tự thấy bản tâm, tự thành Phật đạo. Kệ rằng:
Chơn như tự tánh thị chơn Phật,