4. Lặp lại
Mưa dầm thấm lâu
Lặp lại là quá trình nhắc đi nhắc lại thông tin mà chúng ta muốn nhớ. Sử dụng phương pháp
này tuy đơn giản nhưng lại có sức mạnh to lớn. Đây là cách thức hiệu quả nhất để giúp
chúng ta ghi nhớ các thông tin trong cuộc sống.
Bạn mới làm quen với môn Hóa và phải nhớ hằng số Avogadro hay số 6,022x1023. Để ghi
nhớ, bạn sẽ lặp lại 6,022x1023; 6,022x1023; 6,022x1023 nhiều lần trong đầu, thì thầm khi
làm bài tập, thậm chí nói to khi học thuộc các công thức, định lý cho đến khi nó tự động xuất
hiện trong đầu mỗi khi bạn cần. Đó là bản chất của sự lặp lại.
Trong học tập, chúng ta sử dụng phương thức này dưới nhiều dạng khác nhau. Đó có thể là
lúc bạn ngồi “ôm” sách vở học thuộc các sự kiện lịch sử; nhẩm đi nhẩm lại bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học, các công thức toán học, vật lý, hóa học...; luyện tập nhiều lần cùng
một dạng bài.
Vậy làm sao chúng ta có thể tận dụng tối đa phương pháp này đối với việc ghi nhớ? Trước
tiên, nếu muốn ghi nhớ bài giảng, ta nên ghi chú đầy đủ thông tin. Đây là lần lặp lại đầu tiên.
Ngay sau buổi học hoặc thời điểm thuận tiện gần nhất, ta xem lại, chỉnh sửa, bổ sung cho
phần ghi chú bài giảng của mình nếu cần thiết. Đây là sự lặp lại lần thứ hai. Lần lặp lại này
sẽ giúp chúng ta có được sự chú tâm đầy đủ vào những thông tin mình đã ghi lại, từ đó liên
kết chúng với những thông tin trước đó và thường xuyên xem lại chúng để củng cố vững
chắc hơn kiến thức của mình theo thời gian.
Nếu cảm thấy không an tâm, chúng ta có thể truy bài cùng bạn bè trước mỗi kỳ thi. Hãy lặp
lại bất kỳ kiến thức quan trọng nào.
Lan – một sinh viên xuất sắc là một ví dụ. Vốn là người rất chăm chỉ, cô sử dụng phương
pháp lặp lại này trong suốt quá trình học tập của mình. Sau giờ học, Lan thường sắp xếp
thời gian rảnh để bố trí lại những bài giảng của thầy cô theo cách riêng của mình. Lan tạo ra
bài học theo phong cách cá nhân khiến chúng trở nên khoa học, dễ nhớ và dễ học hơn.
Ngoài ra, để củng cố và gia tăng khả năng lưu trữ thông tin trong bộ nhớ, bạn nên kết hợp
các hình thức lặp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Ví dụ, đối với việc học từ mới trong môn Ngoại
ngữ, chúng ta thường quen với việc thầy cô đọc trước, các trò lặp lại theo sau. Mỗi lần như
vậy, bạn nên cố gắng vừa đọc theo thầy cô vừa ghi ra giấy và lặp lại nhiều lần. Sau đó, xem
lại một lần nữa những gì bạn đã ghi. Như vậy bạn đã thực hiện được ba lần lặp. Tiếp tục đọc
28