Đầu tiên hãy viết những công việc bạn cần làm ngày mai ra giấy. Ngày mai bạn phải làm các
công việc sau:
Trả sách cho Thảo Nguyên
Nộp tiền quỹ lớp
Làm báo cáo thí nghiệm
Mua quà sinh nhật tặng Kim Hằng
Sử dụng phương pháp Roman Room để đưa danh sách này vào tâm trí bạn bằng cách liên
kết danh sách này với phòng của bạn.
Đầu tiên là giá sách của bạn – liên kết nó với việc đầu tiên – trả sách cho Thảo Nguyên. Hãy
tưởng tượng bạn ấy đang đứng cạnh giá sách và cầm một vài cuốn sách lên xem. Đột nhiên
cô ấy nhìn thấy cuốn sách của mình và mỉm cười với bạn.
Đồ vật thứ hai là chiếc đèn bàn – việc nộp tiền quỹ lớp. Tưởng tượng bạn vừa bật đèn lên
thì thấy giấy báo đóng tiền nằm ngay ngắn giữa bàn với cỡ chữ to nhất.
Đồ vật tiếp theo là chiếc giường ngủ – việc thứ ba là làm báo cáo thí nghiệm. Bạn nằm xuống
giường và choàng tỉnh khi thấy xung quanh giường của bạn là các trang báo cáo với những
con chữ nhảy múa tung tăng.
Đồ vật thứ tư là chiếc chuông gió treo bên cửa sổ – liên kết với việc mua quà sinh nhật cho
bạn Kim Hằng. Tưởng tượng khi bạn đang ngồi học, gió từ ngoài thổi vào và chiếc chuông
gió ngân lên, bạn nhìn ra và thấy một bó hoa như được ai đó đặt vào cửa sổ. Xung quanh
chiếc chuông gió là những ngọn nến thắp sáng và kết thành dòng chữ “Chúc mừng sinh nhật
Kim Hằng”.
Sáng hôm sau trước khi rời nhà, hãy dạo quanh phòng để “nhắc” lại công việc ngày hôm
nay, rồi bạn hoàn toàn có thể thoải mái rời khỏi nhà.
Tuy nhiên làm sao để ghi nhớ những điều này suốt cả ngày? Những công việc, nhiệm vụ mới
liên tục “chạy” đến khiến bạn quên bẵng đi những gì mình dự định làm.
Ngoài việc thường xuyên nhớ lại công việc gắn với đồ vật trong phòng, bạn nên tạo thêm
các tình huống để nhắc nhở mình. Tạo ra mối liên kết giữa địa điểm diễn ra tình huống và
việc cần làm.
Bạn và Thảo Nguyên học chung một lớp. Hãy tưởng tượng bạn thấy mặc cảm khi đứng
trước cô ấy. Bạn không dám nhìn và trò chuyện với cô ấy (vì bạn chưa trả sách cho Thảo
Nguyên). Tự tạo mặc cảm tội lỗi trong trí não sẽ giúp bạn ghi nhớ nhiệm vụ trả sách cho
Thảo Nguyên.
77