LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ
LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ
Lê Thái Dũng
Lê Thái Dũng
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
4. Nỗi Oan Này Ai Tỏ Cùng Người
4. Nỗi Oan Này Ai Tỏ Cùng Người
Năm Mậu Dần (1278), bà Chiêu Thánh về thăm quê hương Cổ Pháp (nay
thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) dự lễ giỗ tổ; đến tháng 9 cùng năm bà mất
tại đây, thọ 60 tuổi; tương truyền tóc vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như son,
đôi má vẫn một màu hoa đào.
Nhân dân thương cảm táng bà ở bìa rừng Báng, phía tây Thọ Lăng Thiên
Đức và lập đền thờ tưởng nhớ người phụ nữ đặc biệt này; ngôi đền có tên là
Long miếu điện (thường gọi là đền Rồng). Sở dĩ Lý Chiêu Hoàng phải thờ
riêng ở một ngôi điện nhỏ, không được thờ chung tại đền Đô (đền Lý Bát
Đế) vì người ta cho rằng bà là người có tội, là đứa con bất hiếu đã làm mất
ngôi vương triều Lý. Việc đổ lỗi không chỉ dừng ở đó, dân gian còn nại ra
thuyết rằng ở Cổ Pháp có câu: "Tộ truyền bát diệp, diệp lạc âm sinh" nghĩa
là truyền được 8 lá, lá rụng xuống rồi âm khí sinh ra, ý nói nhà Lý truyền
ngôi được 8 đời, mất ngôi vì có vua đàn bà.
Trên quan điểm Nho giáo, các sử sách phong kiến cũng có những nhận
xét không mấy thiện cảm đối với Lý Chiêu Hoàng, như sách Việt sử tiêu án
viết: "...Bà là chất âm mà ở dương vị, trái hẳn lẽ thường,... nhất sinh dâm
cuồng, lấy chồng không vừa lứa đôi..."; việc bà lấy Lê Phụ Trần cũng bị coi
là xấu xa: "...Chiêu Thánh vui thích sự gả đó, lại không được bằng người
đàn bà thường dân còn có liêm sỉ,... là hoàng hậu mà lấy bầy tôi làm chồng,
Phụ Trần là bầy tôi mà lấy bà hậu làm vợ; mẹ ấy con ấy, chị ấy em ấy, vợ
ấy chồng ấy, vua ấy tôi ấy thật không bằng cầm thú".
Thế là bao lời oán trách đều đổ hết lên người phụ nữ nhỏ bé đáng
thương, trong khi người đời lại không chịu nhìn nhận rằng nhà Lý mất ngôi