LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ
LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ
Lê Thái Dũng
Lê Thái Dũng
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
2. Lý Chiêu Hoàng Đã Trẫm Mình Tự Vẫn
2. Lý Chiêu Hoàng Đã Trẫm Mình Tự Vẫn
Trái với ghi chép của chính sử về cái chết của Lý Chiêu Hoàng, hiện nay
một số nơi như ở Đình Bảng (Bắc Ninh) vẫn truyền miệng về việc Lý
Chiêu Hoàng sau khi rời bỏ kinh thành Thăng Long đã đi "mai danh ẩn
tích" ở phương Nam, sau đó vì buồn đau bà đã trẫm mình tự vẫn ở Thanh
Hóa, rồi thi hài bà được chuyển về quê hương. Khi về đến quê hương, trên
đường đi qua một bãi đất thì kiệu rước thi hài bà không thể khiêng đi được
nữa nên mọi người cho rằng đó là ý muốn của Lý Chiêu Hoàng nên đã táng
bà tại đó và dựng ngay gần nơi bà yên nghỉ một ngôi miếu gọi là Long
miếu để thờ bà (nay gọi là đền Rồng).
Cũng có một câu chuyện truyền miệng mang nội dung tương tự nhưng kể
thêm rằng khi được gả cho Lê Phụ Trần, bà Chiêu Thánh theo về sống ờ
quê chồng tại đất Thanh Hóa (có sách nói hai vợ chồng về ở tại đất Bạch
Hạc, nay thuộc tỉnh Phú Thọ), đến tuổi xế chiều bà đã trẫm mình tự vẫn,
trong người bà có lá thư với nội dung viết rằng muốn thân xác mình sẽ trôi
ngược trở về dòng sông Thiên Đức nơi đất cổ Pháp quê hương. Khi thi thể
Chiêu Thánh trên đường xuôi về dòng sông Thiên Đức, qua nhiều vùng
người dân đã vớt được xác nhưng đọc thấy bức thư trong người bà họ lại
thả xuống. Những nơi vớt được xác bà, người dân quanh vùng đều lập miếu
thờ. Chỉ đến khi về đến quê, thi thể bà mới dừng lại, người dân đã táng bà
bên rừng Báng thuộc đất Đình Bảng.
Đó chỉ là một trong những giả thiết khác về Lý Chiêu Hoàng, câu chuyện
này cũng không thuyết phục vì không có tài liệu nào ghi chép. Hơn nữa, bà
đã có những năm cuối đời hạnh phúc và bình an bên tướng quân Lê Phụ
Trần và hai người con của mình nên chẳng có lý do gì để bà phải tự vẫn.