LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ - Trang 32

(Quân tử tìm bạn tất,

Tìm mãi không được,

Thức ngủ khôn nguôi,

Lâu thay, lâu thay).

Nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy chỉ có Trần Cảnh là người văn

chất vẹn toàn, thực đúng tư cách hiền nhân quân tử, uy nghi đường hoàng,
có phong tư của bậc thánh thần văn võ, dù đến Hán Cao Tổ, Đường Thái
Tông cũng không hơn được, trẫm từng sớm hôm nghĩ kỹ, xét nghiệm từ
lâu, nên nhường ngôi báu để thuận lòng trời, cho xứng lòng trẫm. Mong các
khanh đồng lòng hết sức cùng giúp đỡ việc nước, để hưởng phúc thái bình.

Vậy bố cáo cho thiên hạ để mọi người cùng biết".

Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (1225) Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện

Thiên An, ngự trên ngai báu, các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới
sân. Sau đó Lý Chiêu Hoàng trút bỏ áo hoàng bào, chính thức mời Trần
Cảnh lên ngôi hoàng đế.

Đánh giá về sự kiện này, một số quan điểm trước đây cho rằng Lý Chiêu

Hoàng là người có tội với vương triều Lý vì đã để mất ngai vàng về tay họ
khác. Dân gian còn có câu: "Tộ truyền bát diệp, diệp lạc âm sinh" nghĩa là
truyền được 8 lá, lá rụng xuống rồi âm khí sinh ra, ý nói nhà Lý truyền ngôi
được 8 đời, mất ngôi vì có vua đàn bà. Trên quan điểm Nho giáo, các sử
sách phong kiến có những nhận xét khắt khe đối với Lý Chiêu Hoàng
nhưng người đời lại có cái nhìn nhân ái, khoáng đạt hơn về sự kiện này với
những vần thơ như sau:

Nhất sắc khuynh thành khởi chiến tranh

Kỵ long đăng vị tự nhiên thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.