LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ
LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ
Lê Thái Dũng
Lê Thái Dũng
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
6. Đình Hào Khê
6. Đình Hào Khê
Đình Hào Khê xưa kia thuộc làng Hào Khê, xã Hán Lý, tổng Văn Hội,
huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (nay là số nhà 292 Lạch
Tray, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) nơi thờ
thành hoàng là Lý Chiêu Hoàng, vua cuối cùng của triều Lý.
Lễ hội làng diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 1 âm lịch, sau lễ tế dâng
hương Thành hoàng làng là các hoạt động vui chơi như đánh cờ. Ngoài ra
vào cuối tháng 3 âm lịch còn có lễ hội chung giữa đình Hào Khê với đình
Hán Lý thờ thành hoàng là Đường Cát đại vương, một vị tướng của Khúc
Thừa Dụ có công đánh giặc Đường ở thế kỷ X và chùa Trông thờ Minh
Không thiền sư, họ Nguyễn, tự Chí Thành. Như vậy ngày hội phải tế 3 vị,
gồm hai thành hoàng và một thiền sư. Ở đây chỉ có tế nam, trang phục theo
truyền thống gồm 3 mạnh bái, 16 bồi tế. Tên huý kiêng các từ: Minh, Lệ,
Chiêu, Ứng.
Hội kéo dài 16 ngày, từ 15 tháng 3 đến 1 tháng 4 âm lịch. Quy trình tế
gồm ngũ tuần: Tuần nhất: Dâng hương hoa. Tuần nhị: Dâng đăng trà. Tuần
tam: Dâng quả thực. Tuần tứ: Đọc chúc văn. Tuần ngũ: Lễ Tất. Sau lễ đức
Thánh và nhị vị Đại vương là các trò vui dân gian kéo dài ba bốn ngày.
Đặc biệt là lễ rước xuất Đông nhập Tây vào ngày 20 tháng 3. Lễ này có
từ khi xây dựng tam quan. Cổng phía Bắc ghi 3 chữ Bắc địa đầu - nghĩa là
làng Hán Lý ở phía bắc. Cổng phía Nam ghi 3 chữ Nam thiên động - làng
Hào Khê là động ở phía nam.