Chi hậu, Nội nhân thị nội, ngày đêm thay phiên nhau chầu hầu" (Đại Việt
sử ký toàn thư).
- Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ coi giữ mọi việc quân sự trong ngoài
kinh thành đã cho một số người cháu của mình vào cung như Trần Bất Cập
làm Cận thị thự lục cục chi hậu, Trần Thiêm làm Chi ứng cục, Trần Cảnh
làm Chính thủ (Trần Cảnh sau là vua Trần Thái Tông).
- Trần Thủ Độ cho quân phong tỏa Hoàng thành, "tự đem gia thuộc thân
thích vào trong cung Cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai
người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng:
Bệ hạ đã có chồng rồi!" (Đại Việt sử ký toàn thư).
- Ngày 21 tháng 10, các quan vào chầu lạy mừng, Lý Chiêu Hoàng
xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh với lý do "trẫm là nữ chúa, tài đức
đều thiếu, không người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, làm sao mà giữ
nổi ngôi báu nặng nề? Trẫm dậy sớm thức khuya, chỉ sợ không cáng đáng
nổi" (Đại Việt sử ký toàn thư).
- Ngày 12 tháng 12, Lý Chiêu Hoàng "mở hội lớn ở điện Thiên An, ngự
trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới sân. Chiêu
Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế. Đổi niên hiệu
là Kiến Trung năm thứ 1, đại xá thiên hạ, xưng là Thiện Hoàng, sau đổi là
Vân Hoàng. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân
Chương Hiếu Hoàng đế" (Đại Việt sử ký toàn thư).
Năm Bính Tuất (1226)
- Tháng giêng, Trần Thái Tông (Trần Cảnh) "sách phong Chiêu Hoàng
làm hoàng hậu, đổi gọi là Chiêu Thánh" (Đại việt sử ký toàn thư).
- Cha của hoàng hậu Chiêu Thánh là Thượng hoàng Lý Huệ Tông bị phế,
sử chép rằng: "Phế thượng hoàng nhà Lý ra ở chùa Chân Giáo, gọi là Huệ
Quang đại sư" (Đại Việt sử ký toàn thư).