LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 11

Robertson và R. C. Hawtrey và ghi lại cẩn thận những lời nhận xét và những ý kiến đề nghị hoàn thiện thêm và
cũng trình bày rõ ràng những điểm mà ông không đồng ý với họ

(7)

. Như vậy là sau gần năm năm chuẩn bị khá

căng thẳng cuốn sách đã ra đời vào tháng Hai năm 1930, được bán với giá 5 shilling để khuyến khích sinh viên
mua đọc.

Sau khi xuất bản vẫn còn có những cuộc tranh luận, bàn cãi kể cả đôi khi còn có cả những ý kiến trái ngược

nữa. Chính Keynes đã khuyến khích mọi người phát biểu ý kiến để làm sáng tỏ thêm cuốn Lý thuyết tổng quát
này

(8)

. Ông viết: “Tôi rất chú trọng đến những khái niệm cơ bản được trình bày một cách tương đối, đơn giản để

làm nền tảng cho lý thuyết của tôi hơn là những hình thức riêng biệt mà tôi đã dùng để miêu tả những khái niệm
đó. Tôi không hy vọng là những khái niệm phải hoàn toàn đúng trong giai đoạn đầu của cuộc thảo luận. Nếu
những khái niệm cơ bản đơn giản được mọi người chấp nhận và trở nên quen thuộc, thì thời gian, kinh nghiệm và
sự hợp tác của nhiều người sẽ tìm được cách tốt nhất để diễn đạt chúng”.

Với tinh thần đó, Keynes bắt tay vào việc liên lạc bằng thư từ với nhiều nhà phê bình nhầm giải thích và phổ

biến những tư tưởng của ông

(9)

. Ngoài ra, trong quá trình thảo luận, những khái niệm của ông đã thay đổi. Tháng

Tám năm 1936, ông viết thư cho R. C. Hawtrey

(10)

: “Tôi có thể nói rằng tôi đang suy nghĩ để vào năm tới việc

những lời chú giải cuối trang cho cuốn sách trước của tôi mà ở trong đó có ghi những lời phê bình và các điểm cần
phải làm sáng tỏ thêm. Thực vậy, toàn bộ cuốn sách cần phải viết lại và bố cục lại. Nhưng tôi hãy còn chưa ở trong
tình trạng tâm tư đã có sự thay đổi đầy đủ để làm được việc đó. Mặt khác, tôi có thể giải quyết những điểm riêng
biệt”. Từ thời kỳ này, chúng tôi có một bản mục lục dự thảo cho cuốn sách lấy tên là Những chú giải cho cuốn
thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ
, một đầu đề lập lại bản mục lục đầu tiên của ông sau cuốn Những
hậu quả kinh tế của hoà bình

(11)

. Keynes cũng sử dụng đầu đề này khi ông đọc các bài giảng Cambridge mùa xuân

năm 1937, trong số đó còn ghi lại được bản thảo của hai bài giảng

(12)

. Trên thực tế, ông hình như đã đạt được khá

nhiều tiến bộ để nhìn nhận cuốn Lý thuyết tổng quát vào thời đó, vì ông đã nói với Joan Robinson tháng tư năm
1937

(13)

: “Tôi đang dần dần đứng ở phía bên ngoài để xem xét cuốn sách và tôi đang cảm nhận được đường hướng

diễn tả mới. Ông có thể thấy được những điều tôi suy nghĩ qua các bài giảng sắp tới”. Nhưng đáng tiếc thay những
“lời chú giải” không thể vượt ra ngoài các bài giảng của ông, vì Keynes bị đau tim nặng vào đầu mùa hè năm 1937
và ông chẳng thể nào đủ sức làm được việc gì cho đến khi cuộc chiến tranh nổ ra năm 1939 sau đó năng lực của
ông được định hướng theo hướng khác: làm thế nào để ông có thể duyệt lại toàn bộ cuốn Lý thuyết tổng quát nếu
như chính ông cũng không rõ tình trạng sức khoẻ thực sự của mình ra sao. Chỉ có một điều chắc chắn là ông rất
muốn duyệt lại cuốn sách đó.

Từ khi được xuất bản ở Anh tháng hai năm 1936, cuốn Lý thuyết tổng quát được in lại ở Mỹ và được dịch

sang tiếng Đức, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Italia, Serbia-Croatia, Hindi, Phần Lan, Hungary và Nga.
Các lần xuất bản ở Đức, Pháp và Nhật đều có đăng thêm lời nói đầu, đặc biệt tiếp theo sau lời tựa ban đầu trong
bản tiếng Anh. Những lời nói đầu viết thêm đó được đăng tải dưới đây.

Lần xuất bản này tiếp theo sau lần in lại đầu tiên của bản tiếng Anh, nó khác với bản tiếng Anh in đầu tiên ở

chỗ là các dòng 23-25 của trang 123 được sửa lại như đã đính chính và có những sửa đổi ở các trang 44, 113, 176,
357. Ở bản phụ lục 1, chúng tôi đã giới thiệu một danh mục các điều sửa đổi nhỏ từ lần xuất bản in lại lần thứ
nhất. Ngoài ra, ở bản phụ lục 2 và 3, chúng tôi cho in lại các bài báo của Keynes với nhan đề “Những biến động
về đầu tư ròng ở Mỹ” và “Những biến động tương đối về tiền lương thực tế và sản lượng” mà đề cập đến những
sai lầm ở các trang 103-104 ở cuốn trước và ở các trang 9-10 ở cuốn sau. Bạn đọc cần phải xem các tập XIII và
XIV nếu muốn biết rõ nội dung cuốn Lý thuyết tổng quát và căn nguyên, nguồn gốc của nó.

Khi cho in tập này, chúng tôi có ý định chủ yếu là theo đúng sự đánh số trang của bản gốc. Một số lớn các tài

liệu phê bình và phân tích cụ thể đã nảy sinh xung quanh bản chính của nhà xuất bản đầu tiên và chúng tôi cho
rằng những chỉ dẫn về các tài liệu nói trên cũng cần phải được in lại trong lần xuất bản này. Điều này có nghĩa là
chúng tôi khó có thể theo đúng cách in chuẩn như đối với các tập khác trong cùng bộ sách. Theo quan điểm của
chúng tôi, cái lợi về mặt tra cứu đó là điều chủ yếu. Trong các tập khác, chúng tôi đã giảm bớt việc in chữ hoa mà
các nhà in đầu tiên rất ưa thích, nhưng thực ra không hợp với người đọc hiện nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.