So với các nước khác trên thế giới, việc sở hữu cổ phiếu tại Mỹ và Anh có
hình thức khác hẳn. Các công ty Anh và Mỹ có nhiều hình thức sở hữu đa
dạng và nhà nước nắm rất ít quyền kiểm soát tại các công ty này; trong khi
đó, chẳng hạn tại châu Âu, thường có hiện tượng sở hữu cổ phần đan chéo
giữa các công ty và nhà nước. Những người nắm giữ cổ phần đan chéo hoặc
lượng cổ phần của nhà nước có thể khá lớn và các cổ đông có thể hỗ trợ ban
lãnh đạo công ty ngăn chặn những cuộc giao dịch không thân thiện. Tuy
nhiên, theo như đã trình bày trong ví dụ về Tập đoàn Deutsche Borse, hình
thức sở hữu có thể thay đổi và ngay cả một công ty tại Châu Âu cũng có thể
không còn dựa vào các cổ đông để ủng hộ ban lãnh đạo được nữa.
Giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán cổ phiếu, coi đó là một dấu hiệu
sớm cảnh báo về những vụ mua bán vị trí lớn trong công ty (đây
thường là tiền thân của một giao dịch công khai lớn).
Cơ cấu lại công ty sao cho công ty ít hấp dẫn hơn trong mắt các Bên
Mua:
- Tăng cường vay nợ để mua lại cổ phần. Điều này không chỉ có nghĩa
là công ty nào có ý định mua lại sẽ phải gánh mức nợ cao hơn, mà việc
mua lại cổ phiếu cũng sẽ làm tăng giá cổ phiếu lên, từ đó khiến cho
mức giá mua lại công ty sẽ cao hơn, đồng thời, điều này cũng có thể ám
chỉ rằng các cổ đông hiện tại của công ty rất hài lòng với ban lãnh đạo
hiện tại của họ.
- Đầu tư dòng tiền và lượng tiền dư thừa vào các dự án tài chính hấp
dẫn để giúp công ty tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Số tiền này thậm
chí có thể được dùng để thực hiện một cuộc mua lại.
- Tăng cổ tức để “mua” sự ủng hộ của các cổ đông. Thường thường,
các nhà đầu tư lẻ thích giữ cổ phiếu có cổ tức; đồng thời, lượng cổ tức
tăng cao cũng có thể giúp làm tăng giá cổ phiếu.
- Loại bỏ các bộ phận không cần thiết hoặc hoạt động không sinh lãi và
thu về giá trị thực của những tài sản bị đánh giá thấp bằng việc bán đi