MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 257

[←35]

« Vấn đề thoại và vài ý kiến nhỏ về việc thống nhất thoại », Bách Khoa, số 32, 1-5-

1958, tr. 37-41 :

« Thoại » là gì ? Hai ông đã giải theo HOÀNG XUÂN HÃN : « Ông Hoàng Xuân Hãn

đã mượn danh từ Nhật-bổn ấy để dịch tiếng « version » của Pháp mà trước kia ta tạm

dịch bằng từ « bản », không đúng. Version » là gì thì chắc ai cũng biết, nhưng chúng tôi

xin giải thích sơ lược sau đây :

« a) Thường thường những bài văn truyền khẩu hay bị sửa đổi, nên mỗi người đọc bài

văn ấy mỗi khác, tức là mỗi người có mỗi thoại riêng.

« b) Những áng văn cổ bị « tam sao thất bổn » nên cũng lưu lại nhiều thoại khác nhau,

tùy theo người sao. Trường hợp thứ nhì này xảy ra gần như là kinh niên ở xứ ta vì cái

tật bất trị của ta là ưa sửa văn người khác với tham vọng làm hay hơn bản cũ.

« c) Một tác phẩm được xuất bản rồi, lắm khi chính tác giả nó sửa lại, rồi cho tái bản.

Mặc dầu không bị « tam sao », tác phẩm ấy cũng có hai thoại.

« Vậy thoại là lối chép một văn phẩm (theo định nghĩa của ông H.X.H) » (tr.38)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.