khác để bảo toàn lực lượng của mình. Cái kế đó là Mao không có mặt cùng
quân sĩ ngày dự định tấn công vào Trường Sa. Ba ngày sau trước khi đoàn
quân này bị chính phủ tấn công Mao xuất hiện, tuyên bố là đã mất thiên
thời nên đề nghị rút lui để bảo toàn quân đội. Trung ương ĐCSTQ phải
đồng ý, mà không biết đây là âm mưu ngay từ đầu của Mao. Cuộc tấn công
Trường Sa này được sử sách TQ gọi là cuộc khởi nghĩa mùa thu Trường Sa
do Mao lãnh đạo, thực ra đây không phải là một cuộc khởi nghĩa, vì chính
Mao đã giết nó từ trứng nước. Kết quả thì như ý muốn của Mao: bây giờ
Mao đã có trong tay một đạo quân khoảng 1500 người.
Chuyện kế tiếp là Mao phải di chuyển đám quân này tới một nơi khác để
xây dựng cơ sở cho mình. Mao kiếm được một số binh sĩ ủng hộ ông, và
dùng họ làm bồi pha nước trước khi mời các sĩ quan của toán quân này tới
họp. Vì Mao là cán bộ Cộng sản duy nhất ở đây nên cuộc họp tuy có căng
thẳng mà cuối cùng các sĩ quan phải tuân lịnh Mao để dời tới một căn cứ
nằm sâu trong núi thuộc huyện Ninh Cương, tỉnh Cường Sơn, cách đó 170
km. Tuy thế khi tới nơi Mao chỉ còn khoảng 600 người. Tại đây Mao sống
nương nhờ một băng cướp khoảng 500 người, do Viên Văn Tài và Vương
Tặc (biệt danh Hổ Vương) cầm đầu, vốn có quen biết Mao từ trước. Băng
cướp này ban đầu cũng nghi ngờ Mao tới để chiếm đất mình, thế nhưng chỉ
bốn tháng sau, khi thấy Mao và đồng bọn tấn công vào thành Ninh Cương,
và thẳng tay tàn sát sĩ quan và địa chủ một cách quá ư man rợ thì họ thấy
mình thua xa Mao, nên đã tự nguyện phục tùng Mao. Thế là Mao đã cướp
được đất và quân của kẻ cướp.
Khi những chuyện của Mao đã làm tới tai Trung ương đảng đặt tại Thượng
Hải thì Mao bị triệu hồi, nhưng Mao đã phớt lờ lệnh này. Trung ương đảng
bèn quyết định trục xuất Mao ra khỏi đảng, thế nhưng vì Mao đã ẩn sâu
trong núi, phương tiện đi lại khó khăn, quân sĩ Mao không biết chuyện này.
Tháng 4-1928, một lực lượng gần 4 ngàn người của hồng quân bị thất bại
sau cuộc tấn công Hồ Nam đã chạy tới nương nhờ Mao sau khi bị phe