MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 110

qua thời kỳ khó khăn, giữ cho chính quyền không sụp đổ, khiến
Mao Trạch Đông vẫn ngồi được trên ngôi báu chí tôn.

Công cuộc điều chỉnh kinh tế quốc dân bắt đầu từ nửa cuối năm

1960 đã thu được thành quả nổi bật, kinh tế quốc dân năm 1963 có
xu thế hồi phục toàn diện. Kinh tế vừa chuyển biến tốt, Mao lại bắt
đầu vật vã, chuyển sang tấn công về chính trị, đột phá khẩu vẫn là
nông thôn. Tại Hội nghị công tác trung ương tháng 2-1963, Mao
quyết định triển khai phong trào “tứ thanh” (trong sạch về chính
trị, kinh tế, tổ chức, và tư tưởng) trong nông thôn cả nước.

Ngày 15-11-1960, Mao từng viết: “Cả nước 2/3 khu vực tình

hình rất tốt đẹp, 1/3 rất không tốt đẹp. Phải có thời gian chú ý đến
1/3 này, nơi đó kẻ xấu cầm quyền, giết người, nhân dân đói rách,
cuộc cách mạng dân chủ chưa thành công, các thế lực phong kiến
tác oai tác quái, càng thêm thù địch chủ nghĩa xã hội phá hoại quan
hệ sản xuất và lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa”.

Ngày 8-6-1964, Mao nói rõ hơn: “1/3 quyền lực ở nước ta không

nằm trong tay nhân dân, mà trong tay kẻ thù”. Mao đổ trách nhiệm
về tình hình nghiêm trọng do “ba ngọn cờ hồng” gây ra lên đầu
đông đảo cán bộ nông thôn và những phần tử địa chủ, phú nông
đang bị quản chế.

Căn cứ vào đánh giá trên, tỉnh Hồ Nam xác định có 30 huyện

nằm trong tay Quốc Dân Đảng, chiếm trên 1/3 số huyện trong toàn
tỉnh. Trong phong trào Đại tiến vọt và Công xã hoá, 30 huyện trên
đều là những huyện chấp hành chỉ thị của Mao kiên quyết nhất,
liều lĩnh khoác lác nhất, tỉ lệ ăn tập thể cao nhất, nộp lương thực
nhiều nhất, do đó số người chết đói cũng nhiều nhất, tình hình các
tỉnh khác cũng tương tự.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.