MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 120

Lợi dụng thời cơ Lưu Thiếu Kỳ ở nước ngoài, với thế sấm vang,

chớp giật, Mao Trạch Đông đã đánh đổ Bành Chân và Lục Định
Nhất, vô hiệu hoá Ban Bí thư Trung ương, làm cho Thành uỷ Bắc
Kinh và Ban Tuyên truyền Trung ương tê liệt.

Cuối tháng 3 tại Thượng Hải, Mao đã gặp Khang Sinh, Nguỵ

Văn Bá, Triệu Nghị Mẫn, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, phê
phán Bành Chân, Lục Định Nhất và “Đề cương tháng Hai” với lời
lẽ gay gắt chưa từng thấy:

- “Đề cương tháng Hai” không phân rõ phải trái, Thành uỷ Bắc

Kinh và Ban Tuyên truyền Trung ương bao che kẻ xấu, không ủng
hộ phái “tả”; Bắc Kinh kim châm không vào, giọt nước không lọt,
phải giải tán Thành uỷ; Ban Tuyên truyền Trung ương là điện
Diêm vương, phải đánh đổ Diêm vương, giải phóng tiểu quỷ; Ngô
Hàm, Tiệm Bá Tán là học phiệt, được đại đảng phiệt bên trên bao
che; “Thôn na nhà” do Đặng Thác, Ngô Hàm, Liêu Mạt Sa viết và
“Yên Sơn dạ thoại” của Đặng Thác là ngọn cỏ độc lớn chống
Đảng, chống Chủ nghĩa xã hội.

Mao mượn lực lượng của Lâm Bưu để nâng Giang Thanh trên

vũ đài chính trị. Từ 2 đến 20-2-1966, Giang Thanh mời một số cán
bộ phụ trách công tác văn hoá, tuyên truyền thuộc Tổng cục Chính
trị tổ chức 4 cuộc toạ đàm về tình hình văn nghệ trong quân đội.
Gọi là toạ đảm, thực tế là nghe Giang Thanh nói. Bản tổng hợp
“những ý kiến cực kỳ quan trọng” của Giang Thanh trong cuộc toạ
đàm này dài khoảng 3.000 chữ, theo lệnh của Mao, Trần Bá Đạt,
Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên sửa chữa, bổ sung, nâng
cao, dài thêm 7.000 chữ nữa. Cuối cùng Mao sửa thêm mấy lần,
đặt tên là “Kỷ yếu cuộc toạ đàm về công tác văn nghệ quân đội do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.