trị có mặt tại Bắc Kinh tiếp, Lâm Bưu đồng ý. Buổi tiếp diễn ra
vào 19-5, do Lưu Thiếu Kỳ chủ trì, nghe 3 Tổ trưởng báo cáo,
đương nhiên các báo cáo đều do La thẩm định. Lâm Bưu lúc đầu
nói không thể đến dự vì lý do sức khỏe, nhưng rồi ông ta lại đột
nhiên có mặt, và khi buổi tiếp sắp kết thúc, lại đột ngột đứng dậy
nói một thôi dài, bác bỏ ý kiến của ba vị tổ trưởng kia. Cuối tháng
5, những người tham gia hội nghị yêu cầu Tổng tham mưu trưởng
phát biểu tổng kết. Lâm Bưu nói đề nghị này không thoả đáng, vì
“hội nghị tác chiến chỉ có thể lấy ý kiến của Chủ tịch, các uỷ viên
Thường vụ Bộ chính trị và văn kiện hội nghị làm kết luận, không
cho phép bất cứ ai phát biểu dưới danh nghĩa tổng kết”. La Thuỵ
Khanh hiểu đây là bước thứ hai nghiêm trọng hơn của Lâm Bưu:
công khai hạ thấp vai trò Tổng tham mưu trưởng.
Vui mừng được Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Hạ
Long và các nhà lãnh đạo khác trong Quân uỷ Trung ương tin cậy,
La Thuỵ Khanh không nhận ra mối nguy hiểm đang bao bọc quanh
mình. Diệp Quần vẫn đang thu thập những tài liệu chống La, nhất
là từ phía Hải quân.
Tối 26-11-1965, Giang Thanh gặp La Thuỵ Khanh, yêu cầu giúp
Giang tổ chức cuộc toạ đàm về tình hình văn nghệ trong quân đội,
cấp cho Giang quân phục, và cho đăng lại bài của Diêu Văn
Nguyên phê “Hải Thuỵ bãi quan”, nhưng ông chỉ đáp ứng yêu cầu
thứ 3, khiến Giang rất tức giận, về kể lại với chồng. Qua việc La
không cấp quân phục cho Giang Thanh vì bà ta không có quân
tịch, Mao càng thấy ông là người có tính nguyên tắc rất mạnh, vốn
là phẩm chất ưu tú của người cộng sản. Nhưng trong cuộc đấu
tranh với Lưu Thiếu Kỳ, Mao không cần những người quân tử
ngay thắng, mà cần những kẻ láu lỉnh lựa gió chèo thuyền. Trong