MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 153

mạng văn hoá”. Sự kiện trên khiến 4 vị nguyên soái và 3 Phó thủ
tướng trong tình trạng “nửa bị đánh đổ”.

Như vậy Bộ Chính trị tổng cộng có 4 người bị đánh đổ (Lưu,

Đặng, Đào, Hạ), 9 người “nửa bị đánh đổ” (thêm Chu Đức, Trần
Vân), rơi vào tình trạng tê liệt. Tổ Cách mạng văn hoá trung ương
do Giang Thanh làm hạt nhân không những thay thế Ban Bí thư,
mà còn thay thế cả Bộ Chính trị, trở thành cơ quan quyền lực cao
nhất trong Đảng. Về danh nghĩa, có vẻ như Chu Ân Lai thay mặt
Mao Trạch Đông lãnh đạo Tổ Cách mạng văn hoá, trên thực tế là
Giang thay mặt Mao lãnh đạo và giám sát Chu. Quyền quyết sách
tối cao nắm trong tay Mao, quyền chấp hành tối cao nằm trong tay
Chu dưới sự giám sát của Giang Thanh. Lâm Bưu là công cụ răn
đe tập đoàn Lưu-Đặng và cán bộ cũ, chẳng nắm được quyền hành
gì. Quyền lực tối cao của Đảng và Nhà nước lặng lẽ chuyển sang
tay Giang Thanh.

Câu nói của Mao “vị trí của Lâm Bưu cũng không vững” đã ly

gián quan hệ giữa Lâm Bưu và các nguyên soái khác, từ đó, không
còn tồn tại cục diện Lâm Bưu liên minh với Diệp Kiếm Anh, Từ
Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn để đối kháng Tổ Cách mạng văn
hoá. Đến khi Lâm Bưu chĩa mũi nhọn vào Từ Hướng Tiền và
Phương diện quân thứ 4, Mao lại đứng ra bảo vệ Từ Hướng Tiền
và các tướng lĩnh thuộc Phương diện quân trên. Lâm Bưu bị cô lập
trong quân đội.

Ngày 20-7-1967, trong lúc Mao đang nghỉ ngơi ở Vũ Hán,

Vương Lực và Tạ Phú Trị xuống đây, thay mặt Tổ Cách mạng văn
hoá trung ương công khai ủng hộ phái tạo phản “Tổng bộ công
nhân”, khiến phái “Bách vạn hùng sư” (được Đại quân khu Vũ Hán
ủng hộ) nổi giận, Hai phái tổ chức đánh nhau dữ dội trên toàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.