MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 29

này đã như tên bay hết tầm, bị thương vong nặng nề mà không
vượt qua nổi phòng tuyến Pusan.

Ngày 28-6, Hạm đội 7 Mỹ từ Philippines đi vào eo biển Đài

Loan nhằm kiềm chế Trung Quốc. Mao Trạch Đông nhậy bén nhận
ra Mỹ đưa quân sang Triều Tiên có thể đảo ngược cục diện chiến
tranh. Từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 9, Mao đã ba lần nhắc nhở
Kim phải quan tâm đến hậu phương, bảo vệ đường giao thông, đề
phòng Mỹ đổ bộ lên Incheon. Nhưng Kim Nhật Thành hy vọng
đánh nhanh thắng nhanh, không chịu điều chỉnh chiến lược.

Ngày 15-9, McArthur cho Quân đoàn 10 Mỹ và 5.000 linh thuỷ

đánh bộ Hàn Quốc được 260 tàu chiến và 500 máy bay phối hợp
đổ bộ chiếm Incheon, cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Bắc Triều
Tiên. Mười ngày sau, quân Mỹ chiếm Seoul, rồi chia làm hai cánh
tiến ra vĩ tuyến 38 theo ven biển miền dông và miền tây. Tám sư
đoàn chủ lực Bắc Triều Tiên bị cô lập tại mặt tràn Pusan, đã bị
thương vong 58.000 người khi phá vây rút lui, ngày 1-10 rút về bắc
vĩ tuyến 38, ngày 19-10 rút khỏi thủ dô Bình Nhưỡng. Kim Nhật
Thành và cơ quan lãnh đạo đầu não Bắc Triều Tiên chạy ra Kangke
cách Trung Quốc 50 km. Sau khi chiếm Bình Nhưỡng, quân đội
LHQ theo nhiều ngả tiến về phía biên giới Trung-Triều, Tướng
McArthur tuyên bố “sông Áp Lục không phải là trở ngại không thể
vượt qua”.

Từ đầu tháng 7, Stalin đã nhiều lần thúc giục Trung Quốc xuất

quân. Đây là một vấn đề gay gắt đặt ra trước Mao Trạch Đông và
ban lãnh đạo Trung Quốc. Mao quyết tâm kháng Mỹ viện Triều,
bởi gánh vác nghĩa vụ quốc tế là điều kiện để sau này trở thành
lãnh tụ của phong trào cộng sản quốc tế. Nhưng hầu hết các nhà
lãnh đạo khác không tán thành vì vừa giải phóng được một năm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.