MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 3

hiệu quả nạn tham nhũng, việc phân phối của cải không công bằng
dẫn đến xã hội bị phân hóa, khiến dân chúng rất bất mãn, nhiều
người thậm chí công khai tố ra luyến tiếc thời đại Mao. Các thế lực
cực tả ở Trung Quốc hiện nay muốn lợi dụng tâm trạng bất mãn
này để phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa lần thứ hai”, gây
cản trở cho việc thực thi các chính sách hiện hành. Nhân ngày giỗ
Mao Trạch Đông 13-9-2005, nhiều cuộc mít tinh đã được tổ chức
tại 18 thành phố lớn trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải. Thiên
Tôn… với mục đích phê phán ban lãnh đạo hiện nay đã phản bội
chuyên chính vô sản, phục hồi chủ nghĩa tư bản. Những người
tham gia các cuộc mít tinh đã công khai hô các khẩu hiệu thời Đại
cách mạng văn hoá, kêu gợi dấy lên bão táp cách mạng.

Tình hình trên khiến tác giả thấy cần phải làm cho mọi người

thấy rõ thực trạng đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Trung
Quốc dưới thời Mao, để từ đó có thể đánh giá một cách công bằng
những công lao cũng như sai lầm của Mao đối với đất nước Trung
Hoa, nhằm loại bỏ sự chống đối của phái cực tả đối với tiến trình
cải cách mở cửa. Tuy nhiên, trong khi cố gắng làm điều đó, tác giả
lại làm nổi lên một vấn đề quan trọng khác là: quan điểm của
Trung Quốc về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" thực
chất là gì? Và đâu là lối thoát chỗ Trung Quốc hiện nay?

Nhiều trong số những vấn đề được nêu ra trong cuốn sách như

đánh giá về công lao và sai lầm của Mao, cuộc Đại cách mạng văn
hoá, cái gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng dựa trên bạo lực của
Mao, chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay việc chuyển
từ chủ nghĩa xã hội không tưởng sang chủ nghĩa xã hội dân chủ…
hoàn toàn là những quan điểm riêng của tác giả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.