MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 61

thích hợp, cũng có thể nhiều xã hợp nhất, khoảng 7.000 hộ, thậm
chí trên 20.000 hộ. Thành phần tổ chức là phát triển toàn diện nông
lâm ngư nghiệp, nghề phụ, chăn nuôi kết hợp công-nông-thương-
học-binh”. Điều lệ vắn tắt qui định: Các hợp tác xã hợp nhất thành
công xã phải nộp toàn bộ tài sản công hữu. Xã viên phải nộp lại đất
phần trăm, toàn bộ tư liệu sản xuất của xã viên thuộc sở hữu của
công xã, song có thể giữ lại một ít gia súc, gia cầm. Căn cứ vào
nhu cầu, công xã có thể dỡ dần nhà riêng của xã viên để lấy vật
liệu sử dụng, nhà mới dựng thuộc sở hữu của công xã, xã viên ở
phải trả tiền thuê.

Phần quan trọng của điều lệ này là nông dân bị tước đoạt hết

ruộng đất, nhà cửa, gia súc, cây cối…, họ chỉ được một cái: già trẻ,
nam nữ, gái trai đều đến ăn tại bếp tập thể không phải trả tiền.

Sau hội nghị trên, “cơn bão cộng sản” tràn khắp vùng nông thôn

Trung Quốc, chỉ trong vòng một tháng, Ban công tác nông thôn đã
tuyên bố công cuộc “Công xã hoá đã cơ bản hoàn thành, tại 22 tỉnh
và thành phố trực thuộc, 85% đến 100% số hộ nông dân đã tham
gia công xã, còn lại 4 tỉnh sẽ cơ bản hoàn thành trước 1-10, tỉnh
chậm nhất là Vân Nam cũng cam kết hoàn thành vào cuối tháng
10”.

Mao chưa chuẩn bị đầy đủ về lý luận để lãnh đạo kinh tế, và

cũng thiếu kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này, nhưng lại
không khiêm tốn, cho rằng mình biết tất cả, việc gì cũng làm được.
Khi sáng lập thể chế công xã nhân dân, Mao Trạch Đông suốt ngày
chìm đắm trong “Truyện Trương Lỗ”, “Sách đại đồng”, mà không
đọc lấy một trang “Tư bản luận”, do đó, ông ta mới có dũng khí
đưa thể chế công xã ra trước lịch sử, coi đó là sự phát triển mới của
chủ nghĩa Mác ở Trưng Quốc, gây cười cho thiên hạ mà không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.