3. Tạo động lực. Khách hàng cần biết họ phải làm gì. Các bước hành động
gồm có gọi điện theo số miễn thuế, ghé thăm trang web, hoặc trao đổi danh
thiếp. Một phần tạo động lực cho khách hàng là tạo ra sự khẩn cấp. “Hãy trả
lời vào thứ Sáu để nhận được báo cáo miễn phí đặc biệt!”, “Lời chào hàng
có thời hạn!”, và “Trong khi lượng cung đủ dùng!” là những cách khác nhau
để tạo sự cấp bách và cuối cùng tạo động cơ thôi thúc khách hàng triển vọng
mua hàng.
Tất cả những ý tưởng này đều xuất phát từ sức sáng tạo. Khả năng tưởng
tượng ra những phương thức tiếp cận mới có ý nghĩa quan trọng đối với
thành công của một người làm marketing. Những ai biết tìm kiếm cách thức
mới để khuyếch trương sản phẩm và dịch vụ luôn có khả năng thành công
cao hơn. Những người làm marketing du kích sáng tạo trên mọi đường thu
lợi nhuận. Bạn đã có những chiến lược sáng tạo cho mỗi hoạt động. Lúc này
chính là thời điểm để bạn trở thành một người tràn ngập ý tưởng sáng tạo.
Đừng để sự sáng tạo làm lu mờ hoạt động bán hàng và marketing. Hãy đảm
bảo khách hàng của bạn biết sản phẩm và dịch vụ bạn đang chào bán và bạn
muốn họ làm gì. Đừng chỉ làm họ lóa mắt với đèn trống rầm rộ. Đã bao
nhiêu lần bạn xem một quảng cáo thú vị và bỏ đi mà không biết nó đang
quảng cáo gì và quảng cáo cho ai. Hãy quảng cáo và marketing sản phẩm,
dịch vụ và thương hiệu, chứ không phải những khả năng sáng tạo của bạn
(trừ phi bạn bán dịch vụ sáng tạo).
Dưới đây là hai ý kiến cuối cùng để kết thúc ngày học này:
1. Marketing đòi hỏi sự sáng tạo nhiều hơn bất kỳ hoạt động kinh doanh
nào, nhưng marketing chỉ sáng tạo khi nó bán được hàng.
2. Những người làm marketing du kích có khả năng đương đầu với cả hai
thách thức này.
Tóm tắt ngày thứ 10