Cơ bản về xử lý ảnh số
154
RGB = imread('peppers.png');
RGB2 = imadd(RGB, 50);
subplot(1,2,1); imshow(RGB);
subplot(1,2,2); imshow(RGB2);
Hình 11.6. Tăng độ sáng bằng phép cộng
Phép trừ hai ảnh thường dùng để phát hiện những sự khác nhau giữa các ảnh trong một chuỗi
các ảnh của cùng một cảnh. Phép trừ một ảnh cho một hằng số làm giảm độ sáng của ảnh.
Phép nhân một ảnh với một hằng số, còn gọi là scaling, là một phép toán thường gặp trong xử
lý ảnh. Nó làm tăng hoặc giảm độ sáng của ảnh tuỳ theo hệ số nhân là lớn hơn hay nhỏ hơn 1,
nhưng khác với phép cộng ảnh với hằng số, phép nhân cho phép bảo toàn độ tương phản của
ảnh, do đó ảnh có vẻ thực hơn.
Ví dụ 11-4. Làm tăng độ sáng ảnh bằng phép nhân với hằng số:
RGB = imread('peppers.png');
RGB2 = immultiply(RGB, 1.5);
subplot(1,2,1); imshow(RGB);
subplot(1,2,2); imshow(RGB2);
Hình 11.7. Tăng độ sáng bằng phép nhân
Phép chia hai ảnh cũng dùng để phát hiện những thay đổi giữa các ảnh liên tiếp của cùng một
đối tượng nhưng dưới dạng những thay đổi tỷ lệ.