Mã hóa nguồn
204
4 5 4 3
2 4 5 4
Đặc biệt nếu tạo các số ngẫu nhiên bắt đầu từ 0 đến n, ta có hai cách viết tương đương như
sau:
>> c=randint(5,4,[0,10]);
>> c=randint(5,4,11);
Cả hai cách trên đều tạo ra ma trận gồm các số nguyên lấy giá trị ngẫu nhiên từ 0 đến 10.
Ví dụ 14-1. Tạo một chuỗi bit nhị phân ngẫu nhiên dưới dạng vector cột có chiều dài
30000. Biểu diễn trên đồ thị.
Đoạn chương trình dưới đây sẽ tạo ra chuỗi bit ngẫu nhiên theo yêu cầu trên và vẽ giản đồ
xung cho một phần của chuỗi bit (gồm 40 bit). Để tạo chuỗi bit nhị phân ta dùng hàm
randint.
Lưu ý:
Thời gian lấy mẫu ứng với mỗi bit không được thể hiện trên đồ thị. Trong thí dụ này ta
chủ yếu quan tâm đến giá trị của chuỗi bit dữ liệu.
%% Thiết lập
% Định nghĩa các thông số.
n = 3e4; % Số bit cần xử lý
%% Nguồn tín hiệu
% Khởi tạo một chuỗi bit dữ liệu nhị phân.
x = randint(n,1); % Chuỗi dữ liệu nhị phân ngẫu nhiên
% Vẽ giản đồ xung cho 40 bit đầu tiên.
stem(x(1:40),'filled');
title('Random Bits');
xlabel('Bit Index'); ylabel('Binary Value');
Hình 14.1.
1 hang n cot