Mã hóa nguồn
216
Thực hiện điều chế PCM cho tín hiệu x(t) = sint. Vẽ chuỗi xung phát đi. Sau đó tiến hành giải
mã khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Vẽ tín hiệu gốc và tín hiệu khôi phục. Đánh giá sai số bình
phương trung bình.
#
Bài tập 14-3.
Làm lại bài tập trên nhưng sử dụng nén giãn theo luật A và luật
μ. Đánh giá sai số bình
phương trung bình trong ba trường hợp: không nén giãn, nén giãn theo luật A và theo luật
μ
#
Bài tập 14-4.
Thực hiện mã hoá và giải mã DPCM cho tín hiệu x(t) = sint + 3cost với bậc dự đoán bằng 2
với các thông số lượng tử được tối ưu hoá. Đánh giá sai số lượng tử.
#
Bài tập 14-5.
Thực hiện mã hoá thông điệp sau đây “Welcome to Vietnam” bằng ba phương pháp:
a. Mã ASCII
b. Mã Huffman
c. Mã số học
So sánh chiều dài trung bình của các từ mã trong ba phương pháp trên.
#
Bài tập 14-6.
Thực hiện một hệ thống thông tin đơn giản: truyền một thông điệp “Hello world” từ máy phát
đến máy thu bao gồm các bước sau:
i. Mã hoá thông điệp bằng mã Huffman (từ mã nhị phân)
ii. Điều chế bằng phương pháp BPSK
iii. Phát đi trên kênh truyền có nhiễu AWGN
iv. Giải điều chế BPSK
v. Giải mã Huffman và thu lại thông điệp ban đầu
Lần lượt khảo sát với các giá trị Eb/No bằng 0, 2, 4, 6, 8 dB và so sánh thông điệp nhận được
với thông điệp phát. Vẽ đồ thị BER.
#
Bài tập 14-7.
Thực hiện yêu cầu tương tự như bài tập 14-6 với tin tức là tín hiệu x = cos(2*pi*250*t) (t tính
bằng s):
i. Điều mã xung PCM 4 bit
ii. Điều chế QPSK
iii. Truyền trên kênh truyền có nhiễu AWGN với Eb/No = 4dB
iv. Giải điều chế QPSK
v. Giải điều chế PCM để phục hồi lại tín hiệu ban đầu
Vẽ tín hiệu tại mỗi bước. Đánh giá sai số bình phương trung bình.
#
Bài tập 14-8.