Phép toán với vector và ma trận
14
Chương 3
3.
PHEÙP TOAÙN VÔÙI VECTOR VAØ MA TRAÄN
Trong Matlab, tất cả các đối tượng đều được xem như là một ma trận hay còn được gọi là
mảng. Một chữ số được xem như là một ma trận 1x1 và ma trận chỉ có một hàng hay một cột
được gọi là vector.
3.1. VECTOR
Trong quá trình khởi tạo, các thành phần của một vector được phân biệt với nhau bởi khoảng
trống hoặc dấu ‘,’. Chiều dài của một vector là số thành phần tồn tại trong nó (lệnh length
được sử dụng để xác định chiều dài của vector). Tất cả các thành phần của một vector phải
được đặt trong dấu []:
>> v = [-1 sin(3) 7]
v =
-1.0000 0.1411 7.0000
>> length(v)
ans =
3
Ta có thể áp dụng nhiều phép tính cơ bản khác nhau đối với vector. Một vector có thể nhân
với một hệ số hoặc cộng/trừ với một vector khác có cùng chiều dài. Trong phép cộng/trừ,
từng thành phần của hai vector cộng/ trừ với nhau và cho ra một vector có cùng chiều dài. Ta
cũng có thể sử dụng phép gán đối với vector.
>> v = [-1 2 7];
>> w = [2 3 4];
>> z = v + w
% cộng từng thành phần với nhau
z =
1 5 11
>> vv = v + 2
% 2 được cộng vào từng thành phần của vector v
vv =
1 4 9
>> t = [2*v, -w]
ans =
-2 4 14 -2 -3 -4
Mỗi thành phần của vector cũng có thể được sử dụng một cách riêng biệt:
>> v(2) = -1
% thay đổI giá trị thành phần thứ 2 của v
v =
-1 -1 7
>> w(2)
% hiển thị giá trị thành phần thứ 2 của w
ans = 3