Kênh truyền và đánh giá chất lượng kênh truyền
235
hay phức (
‘complex’
),
powtype
cho biết đơn vị là dBW (
‘dBW’
), dBm (
‘dBm’
) hay W
(
‘linear’
). Giá trị mặc định là
imp = 1
,
sigtype = ‘real’
,
powtype = ‘dBW’
.
Hàm randn(M,N) tạo ra một ma trận ngẫu nhiên kích thước MxN có phân bố xác suất theo
hàm Gauss với trung bình bằng 0 và phương sai bằng 1.
16.2. KEÂNH TRUYEÀN FADING
Kênh truyền fading Rayleigh hoặc Rician là mô hình hữu dụng để mô tả các hiện tượng thực
trong thông tin không dây (wireless communications). Các hiện tượng này bao gồm hiệu ứng
tán xạ đa đường, sự phân tán thời gian, và hiệu ứng Doppler gây ra bởi sự dịch chuyển tương
đối giữa máy phát và máy thu.
Hình vẽ dưới đây minh hoạ kênh truyền fading.
Hình 16.2.
Trên đường dẫn chính từ máy phát đến máy thu, các phiên bản khác nhau của tín hiệu (do sự
trì hoãn thời gian) sẽ tập hợp ở máy thu. Các tín hiệu phát đi phản xạ trên các vật chướng ngại
khác nhau trên đường truyền sẽ đến máy thu theo các đường khác nhau. Tất cả các tín hiệu
nói trên được kết hợp lại tại máy thu gây ra hiệu ứng đa đường. Thông thường, quá trình
fading được đặc trưng bởi phân bố Rayleigh nếu đường truyền không thẳng (non-line-of-
sight) và được đặc trưng bằng phân bố Rician nếu là kênh truyền tầm nhìn thẳng (line-of-
sight).
Sự di chuyển tương đối giữa máy phát và máy thu gây ra hiệu ứng Doppler. Sự tán xạ trên các
vật chướng ngại làm cho độ dịch chuyển Doppler thay đổi trên một khoảng nào đó, gọi là phổ
Doppler. Độ dịch chuyển Doppler cực đại xảy ra khi đối tượng khảo sát dịch chuyển theo
hướng ngược với hướng di chuyển của mobile.
Trong Communication Toolbox của MATLAB, kênh truyền fading được mô hình hoá
dưới dạng một bộ lọc. Tín hiệu truyền qua kênh truyền fading có nghĩa là tín hiệu được lọc
bởi bộ lọc đặc biệt này. Quá trình mô phỏng kênh truyền fading gồm 3 bước:
o Bước 1: Tạo một đối tượng kênh truyền (channel object) mô tả các tính chất của kênh
truyền mà ta muốn mô phỏng. Đối tượng kênh truyền là một dạng biến trong MATLAB. Để
tạo một đối tượng kênh truyền fading ta có thể sử dụng một trong hai hàm rayleighchan hoặc
ricianchan
. Sử dụng ricianchan trong trường hợp kênh truyền có một đường truyền thẳng
kết hợp với một hoặc nhiều đường phản xạ; còn trong trường hợp chỉ có một hoặc vài đường
phản xạ (non light-of-sight), ta dùng rayleighchan.
Ví dụ, để tạo một kênh truyền fading Rayleigh tác động lên một tín hiệu được lấy mẫu ở tần
số 100000Hz, với độ dịch chuyển Doppler tối đa là 130Hz, ta viết dòng lệnh sau:
>> c1 = rayleighchan(1/100000,130);
Một cách khác để tạo ra một đối tượng kênh truyền là copy lại một đối tượng có sẵn, sau đó
thay đổi các thuộc tính của nó như mong muốn.
>> c2 = copy(c1);