Các bộ cân bằng
301
Xây dựng một bộ cân bằng DFE định khoảng tỷ lệ với K = 2, có 5 trọng số ở nhánh thuận và
3 trọng số ở nhánh hồi tiếp, sử dụng giải thuật RLS với kích cỡ bước bằng 0,2. Dùng bộ cân
bằng này để cân bằng một tín hiệu ngẫu nhiên điều chế bằng phương pháp QPSK, truyền qua
kênh truyền có hệ số [.623; .489+.234i; .398i; .21]. Xác định tỷ lệ lỗi bit và thời gian thực thi.
Lần lượt thay đổi giá trị kích cỡ bước: 0,01; 0,05; 0,1; 0,5. Xác định lại tỷ lệ lỗi bit và thời
gian thực thi. Nhận xét kết quả.
#
Bài tập 18-5.
Thay bộ cân bằng DFE trong bài tập 18-4 bằng một bộ cân bằng MLSE có traceback bằng 2,
hoạt động ở chế độ liên tục. So sánh thời gian thực thi và tỷ lệ bit lỗi so với bài tập 18-4. Sau
đó tăng traceback lên các giá trị 5, 10, 20 và nhận xét kết quả.
#
Bài tập 18-6.
Mô phỏng quá trình cân bằng một tín hiệu điều chế 16-QAM dùng bộ cân bằng MLSE, hệ
thống có sử dụng preamble và postamble: preamble = [1; 3; 5; 6], postamble = [2; 1; 3; 4],
traceback = 10. Kênh truyền có hệ số là [.986; .845; .237; .123+.31i]. Xác định tỷ lệ bit lỗi.
Vẽ tín hiệu trước và sau khi cân bằng.
#
*Bài tập 18-7.
Không dùng các hàm cân bằng có sẵn của MATLAB, hãy viết chương trình mô phỏng quá
trình cân bằng tín hiệu điều chế 16-QAM như ở trong bài tập 18-6, sử dụng phương pháp
nghịch đảo ma trận tự tương quan. So sánh kết quả với bài tập 18-6.