Cổ Tích Việt Nam
Mẫu Thượng Ngàn
Trong việc thờ cúng tại các làng quê ở miền Bắc và miền Trung nước ta, có
một hiện tượng phổ biến là bên cạnh đình, chùa, bao giờ cũng có một nơi
thờ Thánh Mẫu, gọi là Điện Mẫụ
Điện Mẫu thường nằm ở mé cạnh chùa, nhà gạch xây thẳng ba gian, nhỏ
hơn chùạ Đôi khi cũng xây chùa theo kiểu chữ đinh.
Tại gian chính giữa, là nơi đặt tượng Mẫụ
Trường hợp đặt một tượng Mẫu thì đó là Thánh Mẫu, được hiểu là Mẫu của
tất cả.
Trường hợp đặt ba tượng Mẫu thì đó là Mẫu Thượng Ngàn(ở bên phải),
Mẫu Liễu (ở chính giữa) và mẫu Thoải (ở bên trái).
Ba pho tượng này đều tạc hình một phụ nữ, đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế
thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp. Sự khác nhau chỉ là ở những bộ trang
phục.
Ở đây chỉ xin nói đến truyền thuyết của một mẫụ Đó là Mẫu Thượng Ngàn.
Mẫu Thượng Ngàn được mang trang phục màu xanh. Cũng có người gọi
Mẫu là Bà Chúa Thượng Ngàn.
Mẫu là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ
Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng cầu hôn Mỵ Nương,
con gái vua Hùng).
Khi còn trẻ, Mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ
đặt tên là La Bình.
La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non
hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Trong địa hạt mà Tản Viên
Sơn Thánh cai quản, Ngài đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú
dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp
ruộng bậc thang, trồng lúa nước ...Rồi dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc
chữa bệnh ...
Ngài cũng thường dùng các vị Sơn thần, Tù trưởng luận đàm thế sự và bàn
soạn công việc ...