Để nhận biết được hạn chế của bản thân thật không dễ - đôi khi bạn phải
nhờ đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Bạn còn nhớ câu chuyện về những người
phản biện của hội thánh không? Hãy tìm một người phản biện để chỉ ra
những thiếu sót và điểm yếu trong những hoàn cảnh cám dỗ mà bạn gặp
phải.
Vai trò của người này là tìm ra lỗ hổng trong tư duy của bạn, thấy được
bức tranh tổng thể và có cái nhìn bao quát, và từ đó ngăn bạn không phạm
sai lầm. Người đó cũng đóng vai trò như một công cụ hữu ích để bạn đoạn
tuyệt: “Người phản biện của mình không cho mình làm điều này”. Đây là
một cách hợp lý để nói không.
Nhận thức được những hạn chế trong kiến thức của mình và việc có
được những quan điểm từ bên ngoài sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định
đúng đắn.
Cẩn thận với dữ liệu giả và các chuyên gia
Thật may mắn cho nhà cầm quyền nếu người dân không suy nghĩ.
- Adolf Hitler
Số liệu then chốt rất hữu ích, ví dụ như số lượng bài hát máy nghe nhạc
có thể chứa, thay vì nêu dung lượng của máy theo gigabyte. Tuy nhiên số
liệu giả dễ làm cho người ta nhầm lẫn. Khi một nhà cung cấp dịch vụ điện
thoại bảo rằng điện thoại của họ miễn phí, bạn có thể tưởng là một món hời
cho đến khi biết rằng họ buộc bạn ký hợp đồng ràng buộc trong hai năm,
cùng khoản phạt lớn nếu phá vỡ hợp đồng.
Dữ liệu là quan trọng, nhưng quan hệ hỗ tương không đồng nghĩa với
quan hệ nhân quả. Ví dụ, các nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard đo lường
âm vực của bốn mươi chín người trong một bộ lạc ở Tanzania, và so sánh
âm vực đó với số lượng con cái của họ
. Kết quả cho thấy người có giọng
càng trầm thì càng có nhiều con.
Như vậy có phải điều này nghĩa là âm vực thấp dẫn đến khả năng sinh
sản cao? Không nhất thiết như vậy. Có thể người nào có nhiều con thì sẽ có