hoặc chẳng tốt đẹp gì lắm thì câu hỏi này là lời cảnh báo bạn không nên lặp
lại sai lầm một lần nữa. Điều này không có nghĩa là bạn không được thử lại
điều đó một lần nữa, nhưng ít ra bạn đã rút ra được những hiểu biết từ sai
lầm trong quá khứ.
Sổ ghi chép những quyết định trong quá khứ là một công cụ hữu ích để
xem lại quá trình đưa ra quyết định của bạn. Nếu bạn thất bại khi làm việc
gì đó, có thể bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm trong quá trình phân tích hậu
quả. Scott Berkun, tác giả cuốn Lời thú nhận của một diễn giả cho ta một
danh sách những câu hỏi để kiểm lại những quyết định trước kia:
Chuỗi diễn biến nào đã xảy ra?
Có phải những lỗi nhỏ dẫn đến một lỗi lớn hay không?
Có những giả định sai lầm không?
Mục tiêu có đúng không? Ta có giải quyết đúng vấn đề chưa?
Có thể xác định được những giả định sai sớm hơn không?
Giờ đây ta đã biết được những gì có thể có ích cho lúc đó?
Nếu trở lại tình huống tương tự, ta sẽ làm gì khác?
Sai lầm này có thể tránh được không?
Thời gian qua đã đủ dài hay chưa để ta nhận thức được đó là sai lầm
hay không?
Việc bị mê hoặc lần đầu rồi sau đó nhận trái đắng là một chuyện. Nếu để
chuyện này tiếp diễn lại là chuyện khác. Vì vậy hãy để ý những quyết định
của mình và tìm ra những kiểu hành vi lặp lại.
Hãy bị mê hoặc bởi những điều nhỏ nhặt
Có một cách khác là hãy để chúng ta bị mê hoặc bởi những chuyện nhỏ
nhặt, từ đó để dành năng lượng cho những trận đánh lớn hơn và cho thấy
bạn không phải là người lúc nào cũng khước từ.
Chẳng hại gì khi người phục vụ mời bạn gọi thêm phần tráng miệng.
Chẳng hại gì khi cô con gái năn nỉ bạn mua cho nó thêm một món đồ chơi.