Gợi ý 1: Xây dựng tấm gương tốt cho trẻ
Mẹ là thầy giáo đầu tiên trên đường đời của trẻ, người mẹ
nào cũng hi vọng thông qua hành động của mình ảnh hưởng
đến hành vi của con. Trẻ rất mẫn cảm, đặc biệt thích nắm bắt
sở thích của mẹ, sau đó sẽ ngấm ngầm bắt chước và làm theo.
Nếu mẹ có cách hướng dẫn hoặc là tấm gương xấu cho con, trẻ
cũng rất dễ đi theo con đường đó.
Bắt chước là thiên tính của trẻ, hàng ngày mẹ nói và làm thế
nào, trẻ cũng sẽ bắt chước theo như vậy. Có thể nói, trẻ chính là
cái bóng của mẹ, thậm chí là một phiên bản thu nhỏ của mẹ.
Gợi ý 2: Không nên chỉ dựa vào kinh nghiệm của
mình để dạy dỗ con cái
Người mẹ nào cũng từng có thời kỳ là con gái, những trải
nghiệm giữa họ và mẹ của họ ít nhiều ảnh hưởng đến cách nuôi
dạy con cái sau này. Nhiều người mẹ thậm chí vô tình sao chép
lại cách giáo dục của mẹ mình, có người lại dùng phương pháp
giáo dục hoàn toàn ngược lại với mẹ để dạy con. Có người mẹ lại
trao cho con những thứ mà mình chưa bao giờ có được, cách
dạy dỗ này như là một kiểu bù đắp những mất mát của bản
thân. Nhưng những phương pháp này đều không phù hợp với
con cái của bạn.
Vì thế, người mẹ không nên chỉ đơn giản dựa vào kinh
nghiệm của mình để dạy dỗ con cái. Không có ai sinh ra đã là
một người mẹ tốt, mà cần phải học hỏi và trau dồi kinh nghiệm.
Không chỉ học trong sách vở, mà còn học kinh nghiệm hay của
người khác.
Gợi ý 3: Dạy con bước những bước đầu tiên vững
chắc
Mẹ là người gần gũi, thân thiết nhất, cũng là người đầu tiên
dạy trẻ biết được mọi thứ trên đời: Dạy trẻ câu nói đầu tiên, dạy
trẻ bước đi đầu tiên, dạy trẻ lần đầu tiên tự nấu ăn, dạy trẻ lần
đầu tiên mặc quần áo… Những điều này tưởng như nhỏ nhặt,
nhưng nếu không có sự hướng dẫn, chỉ bảo của mẹ, trẻ rất khó
học được hoặc quá trình học sẽ diễn ra rất chậm chạp.
Chỉ khi nào mẹ giúp trẻ bước đi bước đầu tiên vững chắc, trẻ
mới trưởng thành bình thường, khỏe mạnh.