vọng có thể giúp con thay đổi thói quen xấu này. Thông thường, nhờ
cách hướng dẫn và dạy dỗ hợp lí, thói quen vô tâm, cẩu thả của trẻ sẽ
nhanh chóng thay đổi. Đương nhiên, phương pháp dạy dỗ của mẹ là yếu
tố quan trọng nhất.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Không nên tùy tiện trách mắng trẻ
Khi trẻ làm việc gì đó cẩu thả, vô tâm, mẹ không nên trách
mắng trẻ, cần chỉ ra cho trẻ thấy rằng vì trẻ không làm theo lời
mẹ nói nên mới xảy ra hậu quả như vậy. Ngoài ra, mẹ cần chú
ý, không nên dán mác “vô tâm, cẩu thả” cho trẻ. Không nên
thường xuyên đay nghiến tật xấu này, tránh để trẻ nghĩ rằng
mình đã kém cỏi như vậy thì không cần thay đổi, sửa chữa thói
xấu đó nữa.
Gợi ý 2: Khích lệ trẻ kiểm tra lại bài tập
Thói cẩu thả, vô tâm của trẻ thường biểu hiện trong học tập,
trong đó làm bài tập là biểu hiện rõ rệt nhất. Mặc dù trẻ cẩu
thả, mẹ cũng không nên giúp trẻ kiểm tra bài tập, tránh cho
trẻ hình thành thói quen ỷ lại. Nếu bài tập trẻ có lỗi sai, mẹ cần
hướng dẫn trẻ tự phát hiện lỗi sai đó và phải sửa lại. Như vậy trẻ
sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn với lỗi sai của mình. Nếu trẻ muốn
phát hiện lỗi sai, cần nghiêm túc kiểm tra lại bài, đồng thời mẹ
cũng cần bồi dưỡng tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, nâng
cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của trẻ.
Gợi ý 3: Dùng mục tiêu cổ vũ trẻ cố gắng
Mẹ có thể dùng mục tiêu ngắn thúc đẩy sự cố gắng của trẻ,
đồng thời hứa sẽ thưởng cho trẻ nếu đạt được mục tiêu đó.
Ví dụ, bài tập tuần này hoặc hôm nay có năm “x”, tuần sau
hoặc ngày hôm sau sẽ giảm đi một “x”, hoặc không còn “x”
nào. Mỗi một mục tiêu đặt ra, cần khen ngợi trẻ hoặc thưởng
cho trẻ. Dùng mục tiêu kích thích tinh thần cố gắng của trẻ,
giúp trẻ hình thành thói quen làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ.
Ghi chép dành cho mẹ