tích cực, lạc quan, dễ dàng nhìn thấy ánh sáng mặt trời rực rỡ trong
cuộc sống.
Ngược lại, nếu mẹ thường xuyên có thái độ bi quan, vô ý phàn nàn về
cuộc sống, trẻ cũng khó có được thái độ sống lạc quan.
Đương nhiên, không có ai lúc nào cũng vui vẻ. Nhưng điều tra cho
thấy, những đứa trẻ lạc quan, phóng khoáng sẽ học hành tốt hơn và ít
gặp các vấn đề về sức khỏe, tâm lí hơn những trẻ sống bi quan. Vì thế,
người mẹ rất cần có thái độ sống lạc quan tích cực để dưới sự ảnh hưởng
của mẹ, trẻ cũng dễ dàng vui vẻ, yêu đời.
Bé Quế năm nay 10 tuổi, thường có thái độ cau có với các
bạn. Cho dù cùng những bạn đó chơi đùa, Quế cũng ít khi tỏ ra
vui vẻ. Có lúc, cô giáo hỏi tại sao em không vui, Quế liền nói:
“Hôm nay thời tiết không tốt, vì thế tâm trạng em cũng không
tốt” hoặc “Hôm nay em chưa làm hết bài tập, em cảm thấy rất
chán”… Cô giáo thường xuyên an ủi cô bé nhưng cũng không
hiệu quả.
Sau đó, cô giáo được biết, mẹ của Quế hàng ngày cũng rất
hay phàn nàn, càu nhàu. Ví dụ, sau khi mẹ đi làm về, liền nói:
“Chán quá, hôm nay ông chủ lại bắt mẹ làm thêm”, hoặc mẹ
nói: “Hôm nay thật xui xẻo, trên đường có hai xe ô tô đâm
nhau, làm tắc hết cả đường.” Dưới sự ảnh hưởng của mẹ, có lúc
Quế cũng thấy cuộc sống thật chán nản và dần dần cảm thấy bi
quan hơn.
Chúng ta tin rằng các bà mẹ đều hi vọng con mình có thái độ sống
lạc quan, tích cực, nhưng thực tế rất nhiều trẻ khi còn nhỏ đã có cách
nhìn nhận bi quan. Thực ra, điều này có liên quan mật thiết đến cách
giáo dục của cha mẹ.
Thái độ bi quan này có hại cho sự phát triển tâm lí, thể chất trẻ,
khiến trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi, không vui. Dần dần, trẻ có tâm lí u
uất, chán nản. Vì thế, mẹ nên dẫn dắt trẻ có thái độ nhìn nhận vấn đề
tích cực, sống vô tư, dũng cảm đối diện với khó khăn trong cuộc sống,
cho dù thất bại cũng không sao. Chỉ cần người mẹ tạo cho trẻ môi
trường sống vui vẻ, hướng dẫn và giúp đỡ trẻ một cách tích cực, trẻ sẽ
trở thành một người lạc quan.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Mẹ hãy là người lạc quan