MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 55

mình.

Gợi ý 3: Giảng giải cho trẻ hiểu khi trẻ đã “bình

tĩnh”

Sau khi bị mẹ từ chối, trẻ thường nổi cáu, dỗi hờn hoặc khóc

lóc. Lúc này, mẹ nên bình tĩnh, không nên giảng giải, vì lúc đó
trẻ sẽ không nghe bất cứ lời khuyên hoặc lời giảng giải nào của
mẹ. Cho dù mẹ có nhẹ nhàng, mềm mỏng đến thế nào, trẻ cũng
không nghe. Cần chọn cơ hội thích hợp sau đó để nói cho trẻ
hiểu, khi con khóc nên an ủi con, lúc con bình tĩnh lại mới
thuyết phục, khuyên nhủ con.

Ghi chép dành cho mẹ

Mẹ muốn dành cho con cái điều kiện trưởng thành tốt

đẹp nhất, đó là điều hết sức bình thường. Nhưng đáp ứng
vô nguyên tắc những nhu cầu vật chất của trẻ thì không
phải là yêu con, mà là hại con. Vì thế, đối diện với những
đòi hỏi của trẻ, mẹ cần dùng lí trí, đáp ứng kịp thời nếu là
yêu cầu hợp lí, kiên quyết từ chối nếu là yêu cầu không hợp
lí, đồng thời giải thích rõ lí do, để trẻ hiểu vì sao mẹ không
đáp ứng yêu cầu của mình.

TIN TƯỞNG CON, KHÔNG QUẢN

THÚC CON

Mẹ yêu thương con cái là điều vô cùng hiển nhiên, nhưng yêu trẻ

như thế nào là vấn đề mà các bà mẹ cần suy nghĩ. Hiện nay, đa số gia
đình đều sinh ít con nên con cái đều được cha mẹ “nâng như nâng
trứng”. Hơn nữa nhiều bà mẹ không tin tưởng con làm tốt một số việc,
luôn nghĩ rằng để con tự giặt quần áo sẽ không sạch, nấu cơm sẽ không
ngon, dọn nhà không gọn gàng… vì thế, mẹ quản thúc con chặt chẽ
giống như gà mẹ ôm con.

Mẹ nên là người thầy tốt nhất của con, chứ không phải là thần hộ

mệnh của con. Nếu mẹ bảo vệ con quá mức sẽ làm hại con chứ không
phải là “yêu con”. Bảo vệ trẻ quá mức sẽ làm trẻ mất khả năng tự lập, trở
nên sống ỷ lại, bướng bỉnh, ích kỷ. “Thành tài” là điều quan trọng trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.