MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 65

Gợi ý 2: Hướng dẫn trẻ biết dự đoán hậu quả

Trẻ còn nhỏ, khả năng kiềm chế kém, vì thế rất dễ bị kích

động, khi làm việc gì đó không hề nghĩ đến hậu quả. Đồng thời
do trẻ trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều, nên sự suy đoán hậu
quả của trẻ không thể giống như người lớn, kết quả là dẫn đến
sai sót.

Lúc này, mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn trẻ. Nếu trẻ không thể

suy nghĩ như người lớn, mẹ có thể để trẻ thử làm, giúp trẻ tận
mắt nhìn thấy kết quả. Như vậy, trẻ sẽ có cơ hội suy xét lại về
hành động của mình và sẽ lắng nghe lời phê bình của mẹ.

Gợi ý 3: Linh hoạt trong cách xử sự với lỗi sai của trẻ

Sai lầm của trẻ chia làm hai loại: sai lầm ngẫu nhiên và sai

lầm chủ quan. Sai lầm mang tính ngẫu nhiên thường do trẻ vô
tâm hoặc vô tình phạm phải, ví dụ khi giúp mẹ thu dọn bát đũa
đã sơ ý làm vỡ bát; khi chơi trò chơi không cẩn thận làm rơi vỡ
cốc. Đối với loại sai lầm này, mẹ cần tha thứ cho trẻ, giúp trẻ
phân tích và giải quyết hậu quả.

Sai lầm mang tính chủ quan là trẻ cố ý hoặc dựa vào phán

đoán của mình gây ra sai lầm. Ví dụ khi khách đến nhà, trẻ cố
ý hát hò hoặc cãi cọ. Nguyên nhân chủ yếu của sai lầm này là
muốn thu hút sự chú ý của người khác, chứ không biết hành
động của mình là không đúng. Đối với sai lầm này, mẹ cần
nghiêm khắc chỉ bảo, để trẻ nhận thức rõ nguy hại và sai lầm
của mình, đồng thời thúc giục trẻ kịp thời thay đổi.

Ghi chép dành cho mẹ

Bất kỳ trẻ em nào trong quá trình trưởng thành đều

phạm lỗi. Khi trẻ phạm lỗi, mẹ không nên chưa hỏi nguyên
nhân rõ ràng đã trách mắng trẻ. Cho dù vào lúc nào hay là
vì chuyện gì, mẹ đều cần cho trẻ cơ hội giải thích, kiên nhẫn
lắng nghe lời trẻ nói, sau đó mới đưa ra kết luận. Nếu trẻ vô
ý làm sai, nên tha thứ cho trẻ. Nếu trẻ thật sự phạm lỗi, cần
giúp trẻ sửa đổi ngay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.