động, gánh vác trách nhiệm của mình.
12. Biết giúp con giải tỏa áp lực, hướng dẫn con học cách khống chế
tình cảm không tốt của bản thân. Mẹ cũng cần luôn quan tâm đến sự
thay đổi tâm lí của con, giúp con có tâm lí lành mạnh.
13. Không đặt ra yêu cầu quá cao đối với con, yêu cầu của mẹ cần
phù hợp với quy luật trưởng thành của con, hướng dẫn con học cách
nhận thức bản thân đúng đắn, trải nghiệm sự thỏa mãn khi đạt được
thành công và có được niềm vui.
14. Hướng dẫn con học cách suy nghĩ vấn đề từ góc độ của người
khác, chứ không chỉ biết nghĩ đến bản thân, cổ vũ con biết khoan dung,
tha thứ và không sống ích kỷ.
15. Nhìn nhận điểm thi của trẻ một cách khách quan, thừa nhận sự
khác biệt của mỗi đứa trẻ, cổ vũ trẻ thể hiện cá tính của bản thân, để trẻ
trở thành người hoàn thiện.
16. Dùng phương pháp đúng đắn để thay đổi thói quen xấu của trẻ,
không trách mắng, đánh đập trẻ, đồng thời mẹ cũng cần là tấm gương
tốt, tác dụng của tấm gương có hiệu quả hơn bất cứ sự giáo dục nào.
17. Nếu trẻ có hiện tượng học lệch, trốn học, chán học… mẹ nên bình
tĩnh chấp nhận, tìm ra nguyên nhân, để sau đó có cách chỉ bảo, hướng
dẫn con đúng đắn.
18. Không nên đối đầu, gây mâu thuẫn với trẻ bước vào tuổi dậy thì,
có thể thay đổi một chút biện pháp giáo dục “chuyên chế”, “uy quyền”
trước kia của mình, dùng thái độ khoan dung để nói chuyện với con.
19. Giúp trẻ hiểu khái niệm “giới tính”, loại bỏ cảm giác tò mò về giới
tính, dạy trẻ hiểu giới tính một cách khoa học.
20. Bình tĩnh và lí trí đối diện với hiện tượng “yêu sớm” của con cái,
không kinh ngạc, hoảng hốt, hãy coi đó là việc bình thường xuất hiện
trong quá trình trưởng thành của con. Mẹ cần hướng dẫn trẻ đúng đắn
để trẻ bước qua tuổi dậy thì một cách an toàn, không thô bạo ngăn cấm
trẻ.