MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 74

mến.

Gợi ý 2: Khen việc làm của người đó chứ không khen

người đó

Mẹ cũng cần hiểu rằng, khen ngợi người khác không có

nghĩa là nịnh bợ. Vì thế, không nên khen ngợi vô căn cứ bằng
những lời sáo rỗng như: “Anh đúng là một người tốt”, “Anh vĩ
đại quá!” Mẹ nên dạy trẻ khen ngợi những hành động cụ thể
của một người, cách khen này không mang lại cảm giác giả dối,
cũng không khiến người khác ngại ngùng.

Ví dụ, khi mẹ dẫn trẻ đến nhà bạn chơi, bạn chuẩn bị rất

nhiều đồ ăn ngon, lúc này mẹ nên hướng dẫn trẻ nói: “Cô ơi,
hôm nay cô nấu ăn rất ngon ạ”, chứ không phải là “Cô tốt
quá!”.

Gợi ý 3: Hướng dẫn trẻ trực tiếp hoặc gián tiếp khen

ngợi người khác

Có thể hướng dẫn trẻ dùng lời nói, biểu cảm trực tiếp khen

ngợi hành động của đối phương. Ví dụ khen bạn viết đẹp, có thể
nói: “Chữ bạn viết đẹp quá, nếu tớ viết đẹp thế này thì tốt biết
bao.” Cách khen ngày vừa chân thực vừa mộc mạc, tràn đầy
ngưỡng mộ, khiến người nghe cảm thấy thoải mái.

Cũng có thể hướng dẫn trẻ gián tiếp khen ngợi người khác,

ví dụ dùng ánh mắt, động tác, tư thế để cổ vũ và khen ngợi. Ví
dụ thấy một bạn hàng ngày điểm số rất bình thường, bài kiểm
tra lần này lại được 10 điểm, có thể kinh ngạc tròn mắt, giơ
ngón tay cái về phía bạn đó. Đây là cách tán thưởng mà đối
phương dễ tiếp nhận nhất.

Ghi chép dành cho mẹ

Nếu mẹ hi vọng con cái sau khi trưởng thành dễ dàng

giao tiếp với mọi người, biết cách bày tỏ tấm lòng mình, thì
cần bồi dưỡng trẻ biết cách khen ngợi người khác. Nhưng
không nên khen ngợi một cách bừa bãi, vô nguyên tắc, mẹ
cần dạy trẻ học cách khen ngợi người khác khách quan,
hợp lí, biết nhận ra ưu điểm của họ, như vậy mới giành được
cảm tình của đối phương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.