MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 87

Khi cảm thấy áp lực, nhưng vì do khả năng biểu đạt ngôn ngữ hạn

chế, trẻ không thể bày tỏ hết nỗi lòng mình, vì thế có lúc không nhận
được sự giúp đỡ của mẹ. Hơn nữa vì nhận thức và kinh nghiệm xã hội
của trẻ còn non kém, khả năng xử lí vấn đề kém, khiến bản thân trẻ
không thể giải tỏa được áp lực tâm lí của bản thân. Vì thế, khi gặp quá
nhiều áp lực, hoặc áp lực đó kéo dài, trẻ sẽ mắc những chứng bệnh tâm
lí như: U uất, mất ngủ, chán ăn, nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến
tinh thần, thể chất của trẻ.

Năm nay Phương học lớp 2, thành tích học tập của cô bé

cũng khá tốt. Nhưng quan hệ giữa Phương và bạn bè không tốt
lắm, vì khi chơi với bạn, cứ không vui là Phương nổi cáu,
thường xuyên đánh bạn, không thể khống chế được tình cảm
của mình. Dần dần, bạn bè đều xa lánh cô bé, không muốn
chơi với Phương nữa.

Thực ra, bản thân Phương cũng rất buồn, sau khi xảy ra

chuyện cũng rất hối hận, biết rằng lúc đó mình không thể kiềm
chế được bản thân. Sau khi cô giáo gọi điện cho mẹ Phương, mẹ
đã xin nghỉ mấy ngày, ở bên cạnh tâm sự, chia sẻ với Phương
nhiều điều.

Hàng ngày, mẹ cần chú ý đến hành động lời nói của con cái nhiều

hơn, quan tâm xem con có bị áp lực không và áp lực đó đến mức độ nào.
Khi trẻ phải chịu áp lực nào đó, thường có biểu hiện: Nói dối, thích
đánh mắng người khác, cố ý làm vỡ đồ đạc, thích khóc gào, hay quên
việc, không tập trung chú ý, thường cảm thấy sợ hãi và luôn bám lấy
người lớn, không ngủ ngon, hay thức giấc. Có lúc còn có biểu hiện cắn
móng tay, ngoáy mũi, cơ mặt hoặc cơ tay chân thỉnh thoảng lại giật
lên… Nếu mẹ phát hiện thấy con có tình trạng như trên, cần nói chuyện,
tiếp xúc với con nhiều hơn, giúp con giải tỏa áp lực tâm lí.

°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°

Gợi ý 1: Lắng nghe trẻ tâm sự

Có bà mẹ cho rằng con mình quá mẫn cảm, thích khóc nhè.

Thực sự, việc trẻ khóc thường có lí do và mục đích, có trẻ khóc
để thu hút sự chú ý của người khác, có trẻ khóc là do muốn bày
tỏ sự bất mãn của mình, có trẻ là vì tức giận… Vì thế, khi trẻ
xuất hiện những hành vi không thỏa đáng, mẹ không nên
trách mắng trẻ, mà nên cổ vũ trẻ nói ra nguyên nhân, lắng
nghe ý kiến của trẻ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.