Chuyện ấy xảy ra từ nhiều năm trước, có lẽ là thời nhà Hán, có một
thiếu phụ vừa mới sinh em bé xong, liền bế con về nhà thăm mẹ đẻ, dọc
đường phải đi ngang qua một ngọn núi lửa, không may lúc hai mẹ còn
đến nơi cũng là lúc núi lửa phun trào. Người phụ nữ ấy và đứa trẻ bị bùn
đất nham thạch chảy ra lấp vùi và bọc kín giống như khối hổ phách. Bùn
đá chịu tác động nhiệt cao từ dòng nham thạch, nên trở thành thứ vật
chất trong suốt, không gian bên trong luôn ở trạng thái đóng kín, bởi vậy
hình hài hai mẹ con nhà nọ ngàn năm vạn kiếp vĩnh viễn giữ nguyên
được dung mạo như lúc ban đầu. Sau đó, bị núi lửa phun lên trời, biến
thành một tiểu hành tinh lơ lửng xung quanh Trái Đất, mãi đến đời nhà
Thanh chuyển hóa thành một khối thiên thạch, rơi trở lại mặt đất.
Tư Mã Khôi nghe xong thì không tin nội dung câu chuyện, anh nói:
“Đây chính là phát hiện vĩ đại của ông bác đấy à? Nếu khi nãy ông bác
bảo đội khảo cổ khai quật đuơc bao cao su Đường Minh Hoàng đã sử
dụng trong một ngôi mộ cổ nào đó, nói không chừng tôi còn tin là thật,
chứ lai lịch của miếu Tinh Tinh thì tôi biết rõ hơn ông bác nhiều, ở đấy
làm gì có thi thể người chết nào”. Bạn đang đọc truyện tại blog Xú Ngư.
Giáo sư Nông địa cầu giải thích: “Câu chuyện tôi vừa kể chẳng qua
là lấy một ví dụ để so sánh mà thôi, không cần truy xét nó là thật hay là
giả. Tôi chỉ muốn các cậu thông qua câu chuyện này hiểu được tính tất
yếu của việc chứng thực, bởi vì có một số hiện tượng khảo cổ, trong quá
trình khai quật luôn mang đến cảm giác thần bí mạnh và không dễ giải
thích theo căn cứ khoa học. Thế nhưng theo càng đi sâu nghiên cứu, thì
những bức màn bí mật dày nặng đó sẽ dần dần được vén mở, cho dù ẩn
số có phức tạp đến đâu, thì cuối cùng chân tướng sự việc chắc sẽ lộ diện
trước mặt chúng ta…”
Tư Mã Khôi sợ giáo sư lại bắt đầu bài giảng dài vô tận của mình, nên
vội giả vờ buộc lại dây giầy, cố ý tụt lại phía sau đoàn.
Đại đội trưởng Mục và đội trưởng liên lạc Lưu Giang Hà đi trước dẫn
đường, họ đưa đội thám hiểm tiến sâu dần vào sa mạc, người xưa có câu:
“Núi nhìn ngỡ gần mà chạy chết ngựa” – từ lúc bắt đầu hừng đông, mọi
người đã nhìn thấy phía trước có một số núi cát hay gò đất nhấp nhô