từ khu vực nguy hiểm này đến một khu vực khác nguy hiểm hơn mà
thôi.”
Hải ngọng bảo đội trưởng Lưu Giang Hà kiểm đếm lại trang thiết bị.
Pin và đèn cacbua hóa học trong ba lô còn khá đầy đủ, nhưng lương thực
thì chỉ có thể cung ứng đươc thêm mấy ngày nữa, chiếc máy quang học
không dây thì vẫn đang bị hỏng, về vũ khí thì ngoài dao săn phòng thân
ra, cũng chỉ có hai khẩu thần công, một khẩu bán tự động K56 và một
khẩu súng ngắn K54, cùng một ít đạn dược, sáu hộp dầu hỏa Pháp, một
cuốn cổ thư biệt bảo không ai hiểu nội dung, bên cạnh đó thì chỉ có một
vài thiết bị trắc họa giản tiện và chiếc máy ảnh.
Tư Mã Khôi nói dưới nước xuất hiện cá đại hồng, có thể bổ sung một
ít thực phẩm và nước sạch cho cả đội, nên khó khăn lớn nhất trước mắt
là định vị phương hướng, vì không biết dòng sông ngầm dưới đáy địa
máng này rốt cục thông ra nơi nào?
Thắng Hương Lân từng nhiều lần thực hiện nhiệm vụ trắc họa thăm
dò, cô bảo với Tư Mã Khôi: bây giờ không khó xác định phương hướng,
hướng mà sông ngầm chảy qua, về cơ bản là đồng nhất với hướng chạy
của địa máng, còn vấn đề khó khăn nhất mà đội thám hiểm phải đối mặt
là không biết tọa độ chính xác của nó; bởi vì độ sâu của động lên tới gần
mười ngàn mét, mà cũng không phải chỉ nghiêng theo chiều thẳng đứng,
nên mọi người không có cách nào xác định được vị trí cụ thể. Bạn đang
đọc truyện tại blog Xú Ngư
Tư Mã Khôi cho rằng phía dưới kính viễn vọng Lopnor chính là cực
vực. Khu vực này là một cực của đất trời, hàng ngàn tỉ năm nay không
hề được nhật nguyện soi sáng, nên nhận thức của loài người về nó dường
như chỉ là số không. Trong các cuốn cổ tịch địa lý thời tiền Tần như
cuốn: “Ngạn thiên tự truyền” mới có một vài ghi chép vụn vặt, có điều
nơi đó đã được gọi là “vực” thì chắc hẳn phải là khu vực có nước sâu.
Dòng sông ngầm xuất hiện dưới lòng đất rất có khả năng sẽ chảy về cực
vực, bởi thế nên giáo sư Thắng Thiên Viễn và Tống Tuyển Nông mới coi
địa máng dưới Hắc Môn, là một lối vào khác của kính viễn vọng Lopnor.