dốt, phải thể hiện rằng mình là người thông minh. Còn ai có thể quan tâm
hay thích thú với việc học nữa khi con người chúng tôi luôn bị đánh giá
mỗi khi cô ấy cho chúng tôi làm bài kiểm tra hay bắt đứng lên phát biểu?
Tôi từng chứng kiến rất nhiều người có chung mục tiêu phải chứng
tỏ bản thân này – trong lớp học, trong công việc, và trong cả các mối quan
hệ. Mọi tình huống, với họ, đều là dịp để họ chứng minh trí tuệ, tính cách
hay phẩm chất của họ. Mọi tình huống đều được đánh giá: Liệu mình sẽ
thành công hay thất bại? Mình sẽ trông ngớ ngẩn hay thông minh nếu làm
điều đó? Mình sẽ được chấp nhận hay bị từ chối tình cảm? Mình sẽ là
người chiến thắng hay kẻ thua cuộc?
Nhưng chẳng phải xã hội chúng ta đánh giá cao trí tuệ, tính cách và
phẩm chất hay sao? Việc muốn có những đặc điểm tốt chẳng phải là điều
bình thường hay sao? Đúng, nhưng….
Có một lối tư duy mà trong đó, bạn biết rằng những đặc điểm bạn
có không phải là những đặc điểm mà bạn sẽ phải sống cùng trong suốt phần
đời của bạn, bạn không phải cố lừa phỉnh bản thân và những người khác
rằng mình có xe BMW trong khi lo nơm nớp sợ hết giờ thuê. Với lối tư duy
này, những thứ bạn có chỉ là điểm khởi đầu của sự phát triển. Lối Tư Duy
Phát Triển này được dựa trên niềm tin rằng những phẩm chất cơ bản của
bạn là những thứ bạn có thể bồi đắp qua sự cố gắng, các phương pháp hợp
lý, và sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Mặc dù mỗi người là một cá
thể độc nhất – về mặt tài năng vốn có, mối quan tâm hay tính khí – mọi
người đều có thể thay đổi và tiến bộ qua những trải nghiệm và rèn luyện
thực tế.
Vậy những người có lối tư duy này có tin rằng bất cứ ai cũng có thể
trở thành người họ muốn, rằng cứ hễ có đủ động lực và nền giáo dục tốt, ai
cũng có thể trở thành Eistein hay Beethoven không? Không, nhưng họ tin
rằng tiềm năng thực sự của một người là không giới hạn; không thể đưa ra