phạt, và một cuộc gọi không đúng lúc?
Có phải những người này vốn là những người thiếu tự tin hay bi
quan không? Không. Khi không gặp phải thất bại, họ vẫn tự tin và lạc quan,
sáng suốt và hấp dẫn như những người có Tư Duy Phát Triển.
Vậy họ đối mặt với thất bại thế nào? “Tôi sẽ không bao giờ bỏ công
sức và thời gian làm cái gì nữa.” (Nói cách khác, ‘Tôi sẽ không cho ai cơ
hội đánh giá mình nữa.’) “Không muốn thức dậy nữa.” “Uống thật say.”
“Quát tháo ai đó cho bõ tức.” “Tìm một góc nào đó để lẩn trốn.” “Khóc.”
“Đập phá cái gì đó.” “Chả còn muốn làm gì nữa.”
Chả còn muốn làm gì nữa! Khi tôi đưa ra viễn cảnh bên trên, tôi đã cố tình
để điểm là C+, thay vì F (ở nước ngoài, F = Fail = trượt), để bài kiểm tra là
“giữa kỳ”, thay vì cuối kỳ. Là “vé phạt đỗ xe”, thay vì một vụ tai nạn xe.
Là “có vẻ như”, thay vì nói thẳng là người đó không muốn nói chuyện.
Không có gì là quá nghiêm trọng xảy ra đây, thế nhưng Tư Duy Cố Định lại
tạo ra thứ cảm giác thất bại tuyệt đối, làm tê liệt mọi hứng khởi, đam mê.
Khi tôi hỏi những người có Tư Duy Phát Triển tình huống tương tự,
họ trả lời như sau:
“Tôi cần phải cố gắng hơn trên lớp, cẩn thận hơn mỗi khi đỗ xe, và
để ý xem có phải bạn tôi đã gặp chuyện không vui không.”
“C+ có nghĩa là tôi đã làm sai chỗ nào đó, nhưng tôi vẫn còn nửa kỳ
nữa để kéo điểm số lên.”
Có rất nhiều câu trả lời giống thế này, nhưng chừng đó chắc là đủ để
bạn thấy được sự khác biệt. Và những người này đã phản ứng với thất bại
thế nào? Một cách trực tiếp: