TRẺ EM DẠY CHO NHAU NHỮNG THÔNG ĐIỆP
Một cách khác giúp ta biết lũ trẻ nhặt ra được nhứng thông điệp ấy là khi ta
thấy chúng dạy lại những đứa trẻ khác thông điệp tương tự. Kể cả những
đứa trẻ bé tí cũng đã sẵn sàng truyền lại thứ kiến thức chúng học được.
Chúng tôi hỏi những bé lớp hai: “Cháu có lời khuyên nào cho một bạn
trong lớp cháu học kém môn Toán không?” Sau đây là lời khuyên của một
đứa trẻ có Tư Duy Phát Triển:
Bạn có hay bỏ cuộc không? Bạn có bao giờ chỉ nghĩ có một phút rồi
dừng luôn không? Nếu có, bạn nên nghĩ lâu hơn – 2 phút chẳng hạn, và nếu
bạn vẫn không hiểu nó, bạn nên đọc lại câu hỏi một lần nữa. Nếu bạn vẫn
không hiểu, thì cứ giơ tay và hỏi cô giáo thôi.
Lời khuyên đó tuyệt vời làm sao, phải không? Lời khuyên từ những
trẻ mang Tư Duy Cố Định thường không được hữu ích như vậy Vì với Tư
Duy Cố Định, không có công thức nào tạo nên thành công cả, nên lời
khuyên của chúng thường ngắn gọn và hời hợt. “Mình rất tiếc” là lời
khuyên của một đứa trẻ như để thể hiện lòng thương cảm vậy.
Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể truyền lại cho nhau những thông
điệp chúng nhận được. Mary Main và Carol George đã nghiên cứu về
những đứa trẻ bị bạo hành, những người bị chỉ trích và trừng phạt bởi bố
mẹ vì tội khóc lóc hay nghịch ngợm.
Những người cha mẹ này thường không hiểu rằng việc khóc của trẻ nhỏ là
dấu hiệu rằng trẻ đang cần điều gì đó, hay rằng trẻ sơ sinh không thể nín
khóc theo ý muốn được. Thay vào đó, khi thấy trẻ khóc, họ lại coi đứa trẻ
là một đứa không biết nghe lời, khó bảo, hay hư.