MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG - TẬP 3 - Trang 276

chất lượng) thông qua sự vô cảm giá trị mang tính chất logic tạo ra số
đông (đám đông) hay nói cách khác tạo ra thái độ vật chất hóa, tình
trạng phi cá nhân, guồng máy.

19.

“Không có các nhân tố, cái có, chỉ là sự giải thích”.

(Nietzsche)

Nhưng theo thần số học cả sự giải thích cũng không, bởi vì khi

con người giải thích chỉ là so sánh các khái niệm số.

Bởi vậy chỉ có một nhân tố, đấy là con số.
Không có con số vô nghĩa.

20.

Logic tương đồng có thể sắp xếp trên - dưới. Logic tương đồng là xã
hội đẳng cấp.

Logic duy lí đối kháng. Sự đối kháng là cuộc tranh đấu và mối thù

hận. Logic duy lí là nền dân chủ.

21.

Logic tương đồng là dòng chuyển liên tục từ sự tương tự đến sự đa
dạng, từ sự đa dạng vào sự tương đồng.

Logic duy lí là dòng chảy liên tục từ khách quan vào chủ quan và

ngược lại, từ tích cực vào tiêu cực và ngược lại, từ cụ thể vào trừu
tượng và ngược lại. Logic duy lí là logic mâu thuẫn (konfliktus).

22.

Logic duy lí cũng được đặt tên là logic tương đồng trên nền tảng của
một giả thuyết mà Aristoteles nhân đinh: A= A.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.