cũng không tin! Có câu “tay lớn không che nổi trời, chó chết không dựa đổ
tường”, trực giác nói cho tôi biết - trong chuyện này nhất định có quỷ! Nếu
lão ta thật có thể tự do bay lượn trên trời, sao còn phải mất công lải nhải
cùng chúng tôi cả nửa ngày để làm gì? Lão không tiếc đem hết bí mật trước
giờ ra để lung lạc mấy người chúng tôi, chính xác là vì muốn tìm kiếm một
cơ hội thoát thân. Nói cách khác, lão chuột đất lúc trước không phải là
không bay được, mà là lão đang chờ thời cơ để có thể bay lên! Tôi bảo
Tuyền béo cùng Tiêm Quả phải hết sức chú ý, khe nứt này quá sâu, sông
ngầm thế nước kinh người, không biết lão chuột đất đã trốn đi đâu, bốn
phía xung quanh nguy hiểm luôn trực chờ, không thể đoán trước được sẽ
còn phát sinh tình huống gì nữa!
Ba người kiểm tra cẩn thận lại trang bị trên người một lần nữa, Tuyền
béo trên lưng đeo balo cùng cây súng săn tự chế, tôi với cậu ta mỗi người
cầm theo một cây xẻng công binh, đèn pha thì do Tiêm Quả giữ, ngoài ra
còn có một khẩu súng lục, còn lại chỉ toàn mấy đồ lặt vặt linh tinh khác.
Chúng tôi đang rầu rĩ ngồi một chỗ, bỗng nhiên phát giác trên đỉnh đầu có
một trận gió do vật nào đó rất lớn lướt qua tạo ra. Ba người cho rằng lão
chuột đất lại tới, Tiêm Quả vội vàng nâng cao đèn pha, ánh sáng chiếu
thẳng vào một con chuồn chuồn to đến dọa người, hai cái cánh mỏng trong
suốt giang rộng, dài không dưới năm, sáu thước, đôi mắt kép to như hai cái
đèn lồng, phát ra lục quang, bên dưới là một cái đuôi dài vàng xanh lẫn lộn.
Năm 1880, đã có nhà thám hiểm người Pháp phát hiện ra được bộ hóa
thạch chuồn chuồn khổng lồ bên trong một huyệt động, đã sớm bị tuyệt diệt
từ thời tiền sử, đặt tên cho loài này là chuồn chuồn khổng lồ, khổng lồ là
chỉ gân cánh của nó, ngoài ra còn có tên khác là chuồn chuồn đuôi lớn.
Những năm cuối nhà Minh, có một vị nhân sĩ vì chạy trốn chiến loạn, vô
tình lạc vào một hang động đá vôi ở núi Thanh Long, nay thuộc tỉnh Giang
Tây, nhìn thấy trong động có lão can nhi, to như cái bánh xe bò, “lão can
nhi” là tên gọi dân gian của chuồn chuồn, ngày xưa đều kêu như vậy. Tuy
nhiên chuyện này chỉ được ghi lại trong dã sử, cho nên người đời sau
không cho là thật. Lúc ấy, chúng tôi không biết cái gì gọi là chuồn chuồn