Phạm Quang Đẩu
Một ngày là mười năm
- 3 -
Ông Nhị Nguyễn biết là mình đã sống được đến ngày thứ ba trên cái
giường thép chết tiệt này. Ý nguyện lúc còn khoẻ còn tỉnh táo là “đi đột
ngột” cơ mà, kéo dài đời sống thực vật thế này là khổ vợ, khổ con! Dù sao
ông có ý chờ cậu cả từ Mỹ về.
- Ba ơi, có bác Đỗ Trường đến thăm ba
Tiếng gọi của cô con gái đã phụt cắt thước phim đang tái hiện trong tâm
thức ông Nhị Nguyễn sáu mươi năm về trước. Giờ trước mắt ông là con
người bằng xương bằng thịt mà sáu mươi năm về trước ông đã gặp và sau
đó đời ông ngẫu nhiên gắn với anh bạn khó chơi này một thời gian khá dài
của hai cuộc kháng chiến. Giờ bộ dạng hắn da bọc xương lòng khòng mặt
sát da, hõm mắt sau hoắm, đôi mày sâu róm luôn dựng ngược thiểu não,
đâu còn là cái anh “Trạm trưởng không biết đùa”, to con, hét ra lửa ngày
xưa. Tiến sát, hăn cúi xuống, chụm cái mồm móm, tưởng như muốn hôn
vào bên má người ốm để biểu thị tình thân mến, song lại ghé sát vành tai
ông, phều phào, thập thõm của chất giọng đã trống hết răng cửa.
- Nhị Nguyễn ơi. Còn nhận được “phình” không? Đỗ “Phường” “phạn”
cùng sư “đòm” đây!
Ông không thể gật cùng không thể lắc, chỉ có mi mắt cụp xuống thay cho
câu trả lời: “biết!” Hắn kém ông ba tuổi, tức năm nay tám hai. Hắn bị cơn
đột quỵ trước ông một năm chỉ bị nằm liệt giường có nửa chừng rồi vịn cầu
thang lần lần tự tập thế mà giờ có thể hồi phục đi lại được thế này là quá tốt
rồi. Ông trời cùng cô ý trêu ngươi suốt bao năm luôn đặt hắn bên cạnh ông
dường như để tiện cho việc so sánh thiệt hơn được mất đến tuổi sáu mươi.
Đỗ Trường từ cơ quan Bộ về nghỉ với quân hàm đại tâ, được quân đội cấp
mảnh đất gần sân bay Bạch Mai, lại tranh thủ lấn ra xung quanh một ít,
tổng cộng chừng hơn một trăm mét vuông, hắn liền cắt phăng một nửa bán,