Hằng đối xử với tất cả mọi người như vậy, bao gồm cả Lục lão gia thì trong
lòng nàng cảm thấy dễ chịu hơn…
Bữa cơm ăn đến tận khi trăng lên cao mới kết thúc. Lần lượt đối diện
với mấy chục người, Tống Tiểu Hoa đúng là binh đến tướng ngăn, nước
dâng lấp đất, thể hiện khá tốt. Do khi ăn cơm, rất nhiều người phải theo quy
định, cũng vì có Lục Tử Kỳ ngồi bên chỉ điểm nên nàng coi như thuận lợi
qua được cửa này.
Tóm lại, Tống Tiểu Hoa đã nâng cao giá trị, loại bỏ lời đồn về nữ nhân
quê mùa vùng núi hoang, khiến những kẻ thích xem trò hay phải thất vọng,
khiến những kẻ muốn cười nhạo mỉa mai phải im miệng, khiến những kẻ có
cách nhìn phiến diện về Nhị phu nhân, nữ nhi vùng quê không có gia thế
nương tựa phải nhìn nhận lại.
Đối với Lục lão gia mặt cười như hoa thì đã có Lục Lăng thánh thót
bên cạnh một tiếng “gia gia*”, hai tiếng “gia gia”, lại còn cả nụ cười rạnh
rỡ nữa…
(*) Gia gia: Ông nội.
Quan trọng nhất là bữa cơm này giống như một trận giương cờ, gõ
trống, thể hiện rõ sự thiên vị và coi trọng không hề giấu giếm của Lục Thác
đối với Lục Tử Kỳ. Đến thê thiếp và các con trai của ông ngồi bên cũng bị
đặt ở vị trí lu mờ, thậm chí bề ngoài còn tỏ ra khó chịu.
Sau bữa cơm, Lục Lăng được Tam di nương của Lục Tử Kỳ đã nuôi
dạy nó hai năm trời đưa đi. Tống Tiểu Hoa và Lục Tử Kỳ cùng về căn
phòng mới.
Nhà họ ba người, à không, bốn khẩu đã định cư tại nơi ở mới nằm góc
Đông Nam của trang viện Lục gia. Ngoài viện có một rừng trúc xanh tươi,
yên bình, tĩnh lặng. Đây vốn là nơi tu dưỡng của Lục Thác, biết Lục Tử Kỳ