người dân có quyền đi bầu cử lại không nấu cơm, họ lục tục kéo nhau đến
nhà hàng ăn uống thỏa thuê. Trên đường làng có một cụ già chống gậy lẩy
bẩy đi từng bước, gió thổi lá cây kêu xào xạc, có người hỏi cụ đi đâu mà vất
vả thế, bà cụ đáp:" Tôi đi ăn cỗ đấy!"
Đa số người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, anh cán bộ đại học
từng khuyến cáo họ: "Các anh không nên nhận hối lộ trước bầu cử thế này!
Phải lựa chọn dân chủ chứ!"
Một nông dân hỏi một nông dân khác đứng cạnh: "Thôn mình có thằng
nào tên là Dân Chủ hả?"
Một nông dân đang vê điếu thuốc là, anh ta xé tờ giấy rồi rắc lên thuốc
lên, cuộn thành điếu, cuối cùng thè lưỡi liếm mép giấy dán lại và châm lửa
hút. Anh ta vừa nhả ngụm khói thuốc vừa khề khà nói:" Dân chủ là thằng
đếch nào? Ngay điếu thuốc còn không dám xì ra cống cho tao thì tao bầu nó
làm quái gì?"
Hối lộ lôi kéo phiếu bầu không còn là hiện tượng hiếm có trong mỗi lần
thôn làng diễn ra tranh cử, cán bộ hương trấn cũng chỉ mở một mắt nhắm
một mắt cho câu kết với nhau thành đoàn thể có chung lợi ích. Hàng năm
cứ đến khóa bầu cử là cán bộ thôn lại tặng quà, biếu tiền cho cán bộ thị trấn,
cán bộ thị trấn cũng lặng lẽ thể hiện tấm lòng với cán bộ huyện. Trước khi
buổi bầu cử chính thức diễn ra thì trong lòng mọi người đều đã biết rõ ai sẽ
trúng cử. Cán bộ huyện tham ô còn che che giấu giấu, chứ cán bộ thôn hủ
bại thì vô cùng lộ liễu và trơ trẽ.
Mục đích trở thành người đứng đầu một thôn, một làng, một thị trấn hay
một huyện của họ không phải làm việc cho dân, phục vụ nhân dân vì tiền.
Rất nhiều người dân trong nhiều thôn đều dạy dỗ con cái thế này khi
giúp chúng xác định lí tưởng: "Mày lớn lên phải làm ông nọ bà kia, mạ mày
mới mở mày mở mặt ra được!"