nhuộm màu bởi kính đó. Vì mỗi chòm sao đều có các yếu tố đặc thù
nên nó cũng ảnh hưởng đến những thay đổi trên trái đất. Do đó, ảnh
hưởng của các chòm sao là nền tảng giúp cho các yếu tố khác được
biểu hiện. Khi nền văn minh Ai Cập suy đồi, chiêm tinh học được
truyền sang Assyria và Babylon, nhưng những giá trị tinh hoa đã ít
nhiều bị thất truyền. Người Babylon kết hợp chiêm tinh học từ Ai
Cập với chiêm tinh học của Ấn Độ để lập thành một phương pháp
tính toán sự vận chuyển của tinh tú liên hệ đến số phận con người.
Từ đó khởi đầu cho các hình thức bói toán, tử vi, gieo quẻ tốt xấu.
Khi Alexander chinh phục Ba Tư, các học giả Hy Lạp đã nghiên cứu
phương pháp chiêm tinh của Babylon nhưng họ lại loại bỏ một số
chi tiết được cho là không hợp lý, thành lập một hệ thống chiêm tinh
có tính khoa học hơn. Sau đó, người La Mã đã kiện toàn hệ thống
này thành bộ môn chiêm tinh học ngày nay.
Ông Kris ngừng lại như suy nghĩ rồi tiếp tục:
- Khi các học giả Hy Lạp duyệt xét tài liệu chiêm tinh của Babylon,
họ đã bỏ qua một yếu tố quan trọng mà họ cho là không hợp lý. Đó
là yếu tố nói về ảnh hưởng của trái đất đối với các chòm sao kia. Vì
nhiệt thành tin tưởng vào thần linh, chiêm tinh học của Hy Lạp chỉ
chú trọng về ảnh hưởng của tinh tú xuống trái đất mà không tin có
chiều ngược lại. Điều này cũng dễ hiểu, vì các học giả Hy Lạp vẫn
tin có thần linh sống trên trời điều khiển số phận con người. Do đó,
chiêm tinh học của người Hy Lạp, sau là La Mã, còn thiếu sót, không
đầy đủ bằng chiêm tinh học của Babylon và Ấn Độ.
Tôi nói:
- Bà Dorothy có đề cập đến một tương lai huy hoàng của thời đại
Bảo Bình sắp đến, tôi không biết thông tin này có chính xác không?
Ông Kris giải thích:
- Dự đoán đó cũng có giá trị phần nào. Nếu nhìn vào lịch sử qua các
thời đại, ta có thể thấy được ảnh hưởng tinh tú đến đời sống nhân
loại. Ví dụ, thời gian từ 4.000 đến 2.000 năm trước Công nguyên là