MUÔN KIẾP NHÂN SINH - TẬP 3 - Trang 7

vì chuyện vẫn chưa xảy ra nên chúng tôi tạm dừng, chuyển chủ đề
khác. Khi câu chuyện chuyển sang đề tài khoa học thì Thomas chỉ
vào tờ New York Times trên bàn và nói rằng nó đề cập đến việc
phần mềm thông minh nhân tạo (AI) hiện đã có thể tự hoàn tất một
nghiên cứu khoa học với đầy đủ tài liệu tham khảo và trích dẫn. Ông
hỏi tôi liệu đã tìm hiểu về việc này chưa, và có suy nghĩ gì. Tôi trả
lời:

- Tôi có đọc tạp chí khoa học nói về việc giáo sư Almira Thunstrom –
người đã sử dụng thuật toán AI gọi là GPT-3 để làm việc đó. Cô mô
tả với báo chí sự ngạc nhiên của cô khi màn hình máy tính xuất hiện
một luận án với đầy đủ các chi tiết cần thiết. Cô gửi luận án nghiên
cứu này cho các giáo sư trong khoa để xin ý kiến, nhưng không cho
họ biết nó được viết bởi phần mềm thông minh. Hội đồng giáo sư
cho rằng đó là một luận án có giá trị và còn đề nghị cô gửi cho các
tạp chí nghiên cứu học thuật. Almira đã đặt câu hỏi: "Liệu trí thông
minh nhân tạo có thể tự hoàn tất những nghiên cứu khoa học quan
trọng trong tương lai được không?
".

Thomas tiếp lời:

- Tôi không ngạc nhiên về việc máy tính có thể làm được việc này,
nhưng nó đã xảy ra sớm hơn tôi nghĩ.

Tôi nói thêm:

- Câu chuyện không ngừng ở đây, giáo sư Thunstrom cũng viết
trong tạp chí nghiên cứu khoa học ấy rằng cô đã hỏi chiếc máy có
muốn cho cô gửi luận án này để xuất bản hay không, thì máy trả lời:
"Đồng ý". Cô đã toát mồ hôi khi nghe máy trả lời như thế vì thật ra
cô không muốn việc này đi xa hơn. Cô hỏi thêm: "Nếu thế, liệu có
vấn đề hay trở ngại gì không?", máy trả lời: "Cứ làm đi, không có gì
phải lo đâu". Giáo sư Thunstrom kết luận: "Tôi có thể xem GPT-3
như sinh vật có tri giác, mặc dù thực tế không phải vậy".

Thomas im lặng như đắm chìm vào suy nghĩ nào đó. Tôi vui miệng
kể thêm:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.